Giá đường Việt Nam gấp đôi Thái Lan

Trong khi giá đường Thái Lan chỉ khoảng 12.000 đồng một kg thì đường Việt Nam có thời điểm lên tới hơn 30.000 đồng, ảnh hưởng đến tiêu dùng trong nước lẫn xuất khẩu.

Thái Lan hiện đứng đầu Đông Nam Á về năng lực sản xuất mía đường và có giá đường thấp nhất ASEAN, chỉ 60 cent mỗi kg (khoảng 12.000 đồng).

Tại Hội nghị mía đường quốc tế lần thứ 4 tại Đà Lạt mới đây, ông Rangsit Hiangrat, Tổng giám đốc Tập đoàn Thai Sugar Millers đã chia sẻ rằng Thái Lan là nước duy nhất trong Đông Nam Á phải xuất khẩu đường, tất cả những nước còn lại đều nhập mới đủ cung.

Ông cũng cho biết từ năm 1984 đến nay, từ khi chính phủ Thái Lan ban hành Đạo luật mía đường thì ngành này của Thái Lan đã có những tiến bộ vượt bậc. Từ mức hơn 20 triệu tấn mía và 2 triệu tấn đường vụ mùa 1984-1985, đến 2014-2015 Thái Lan đã sản xuất được 94 triệu tấn mía và gần 13 tấn đường.

Trong khi đó, Ấn Độ là nhà sản xuất đường lớn thứ hai thế giới với 5 triệu ha đất trồng mía, sử dụng 6 triệu lao động. Doanh thu hàng năm của ngành này khoảng 15 tỷ USD, chiếm 18% thị phần đường thế giới.

gia-duong-viet-nam-gap-doi-thai-lan

Ngành mía đường Việt Nam còn khá bấp bênh. Ảnh: Phúc Hưng

Tuy nhiên, Ấn Độ cũng không phải là ngoại lệ với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu khiến giảm năng suất mía và tỷ lệ thu hồi đường.

Để đối phó thách thức này, chính phủ Ấn Độ lập ra Viện Nghiên cứu và Phát triển Mía đường với mục tiêu đến 2030 tăng năng suất mía lên 100 tấn mỗi ha, tăng tỷ lệ thu hồi đường lên trên 11% và giảm chi phí sản xuất.

Cụ thể, quan điểm đối phó với khí hậu ngày càng khắc nghiệt của Ấn Độ là sàng lọc gen giống có thể chịu được khí hậu bất lợi, đánh giá tác động của khí hậu và lập cơ sở dữ liệu, sử dụng nguồn nước hiệu quả; cơ giới hoá và thông tin rộng rãi các dự báo thời tiết, các loại sâu bệnh. Ngoài ra, Ấn Độ sử dụng phương pháp trồng sâu và bón phân phù hợp cho từng vùng miền.

Tại Australia, hạn hán kéo dài và mùa mưa rút ngắn, nhưng lại có gió lớn và hay gây ra ngập lụt. Do đó, nông dân trồng mía ở đây cũng phải có các biện pháp nhằm bảo vệ năng suất.

Ở những nơi lượng mưa biến đổi liên miên, nông dân trồng mía đã phát triển hệ thống thuỷ lợi đảm bảo đủ nước tưới cho toàn bộ cây mía và đảm bảo mỗi cây có ít nhất một lần tưới. Nông dân Australia áp dụng các biện pháp ngắn hạn với chi phí thấp nhất như cung cấp chất hữu cơ cho đất và nâng cao kỹ thuật tưới, kỹ thuật bón phân... dài hạn với mức lợi ích cao nhất, như tuyển chọn giống tốt, tăng cường phòng dịch và thúc đẩy tích tụ ruộng đất...

Trong khi đó, ngành công nghiệp mía đường Việt Nam còn nhiều hạn chế về mặt kỹ thuật lẫn quản lý, trong lúc hậu quả từ biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt. Ông Phạm Hồng Dương, Chủ tịch Uỷ ban mía đường Tập đoàn Thành Thành Công cho biết, tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng tại Đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng mía đã giảm đến 22% so với vụ mùa trước. Khu vực này có trên 10.000 ha đất canh tác bị nhiễm mặn. Trong khi đó, nhiệt độ cả nước tăng trung bình 0,5 độ C, có nơi cá biệt lên đến 1 độ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất mía đường.

Bên cạnh vấn đề thiên tai, người nông dân trồng mía lợi nhuận thấp nên thường trồng xen canh, làm diện tích trồng mía biến động, ảnh hưởng đến nguồn cung.

Đường
Hình minh họa.

Các doanh nghiệp còn ít áp dụng cơ giới hoá, kỹ thuật lạc hậu, chưa tối đa hoá được các phụ phẩm từ mía như ethanol, điện sinh học... dẫn đến giá đường có thời điểm lên đến gần 32.000 đồng một kg. Chỉ khi nào giá đường thành phẩm giảm còn 10.500 đồng mỗi kg thì đường Việt Nam mới có khả năng cạnh tranh.

Theo các chuyên gia, bài học chung từ các nước xuất khẩu đường lớn trên thế giới cho Việt Nam là phải tập trung phát triển các giống mía mới chịu được biến đổi thời tiết, áp dụng kỹ thuật cao và cơ giới hoá để tăng năng suất, tăng lợi nhuận cho người nông dân và giảm giá đường thành phẩm. Để làm được điều đó, Chính phủ cần có một tầm nhìn dài hạn về ngành mía đường và có những chính sách cụ thể hơn để tăng hiệu quả cạnh tranh.

Theo VNE

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.