Việt Nam sẽ được phép... xuất khẩu vũ khí sang Mỹ?

Gần tới ngày Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đặt chân đến Hà Nội, những dự đoán về việc Mỹ sẽ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí áp đặt lên Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin truyền thông, khả năng rất lớn là điều đó sẽ trở thành hiện thực.

Một số loại súng bộ binh do công nghiệp quốc phòng trong nước sản xuất
Một số loại súng bộ binh do công nghiệp quốc phòng trong nước sản xuất

 Ngoài ý nghĩa của một biểu tượng ngoại giao, đánh dấu việc bình thường hóa toàn diện quan hệ giữa hai nước, không thể phủ nhận rằng vũ khí Mỹ rất cần thiết cho quá trình tiến lên hiện đại của Quân đội Nhân dân Việt Nam, do không phải chủng loại nào của Nga cũng có sức mạnh vượt trội và thực sự phù hợp với điều kiện cũng như chiến thuật sử dụng của chúng ta.

 Máy bay tuần tra săn ngầm SC-130J Sea Hercules - Ứng viên sáng giá sẽ có mặt trong biên chế Không quân Hải quân Việt Nam

Tuy nhiên, bên cạnh việc Việt Nam sẽ mua khí tài quân sự của Mỹ, với chính sách cân bằng cán cân thương mại cũng như để "đáp lễ", liệu phía Hoa Kỳ có tiến tới cấp phép để cho vũ khí do Việt Nam sản xuất tràn vào nước này?

Khả năng trên không phải là không có cơ sở, khi thị trường vũ khí cá nhân tại Mỹ vẫn tràn ngập các loại súng bộ binh có nguồn gốc từ những quốc gia không mấy "thân thiện" như Nga, Trung Quốc...

Dân chơi vũ khí Mỹ trong nhiều thập kỷ qua tỏ ra đặc biệt ưa thích súng trường tấn công AK-47 chế tạo tại Nga cũng như biến thể "anh em" của nó, trong hoàn cảnh các công ty Mỹ đang bị cấm nhập khẩu thêm AK từ Nga, đây có thể xem như một cơ hội để Việt Nam lấp chỗ trống.

Vậy nếu được xuất khẩu vũ khí cá nhân sang Mỹ, đâu sẽ là mặt hàng chủ lực của Việt Nam?

Cần lưu ý rằng các loại súng trường tấn công lưu hành tại Mỹ đa phần đều là phiên bản dân sự, tức là phải loại bỏ chế độ tự động, chỉ còn bắn được phát một mà thôi.

Kho vũ khí của Việt Nam còn rất nhiều súng AK chưa sử dụng, nhưng xuất khẩu số này đi có vẻ kém khả thi do sẽ phải can thiệp sâu vào bên trong cơ cấu. Hơn nữa theo xu thế mới, súng trường bán tại Mỹ cũng đang được người dùng yêu cầu khả năng gắn thêm các loại phụ kiện.

Vì vậy, phương án hiện thực nhất có lẽ là Việt Nam nên xúc tiến để đưa Galil ACE 31/32 nội địa sang bên kia đại dương.

Do là một biến thể sửa đổi từ AK, họ súng Galil giữ nguyên độ tin cậy cũng như sự tương đồng khi thao tác, trong khi sở hữu ưu thế là kiểu dáng "hợp thời trang" hơn và dễ dàng tích hợp thêm kính ngắm hay đèn pin chiến thuật... nhờ 2 đường ray picatinny có sẵn.

 Galil ACE-N 31/32 - Hai phiên bản Galil rất được ưa chuộng tại Mỹ.
Galil ACE-N 31/32 - Hai phiên bản Galil rất được ưa chuộng tại Mỹ.

Nếu quyết định triển khai kế hoạch trên, Việt Nam cũng nên có thêm cải tiến trên khẩu Galil, đó là sửa đổi sang phiên bản ACE-N với đường ray picatinny kéo dài suốt thân trên cùng loại báng rút tương tự như của M4A1.

Khi đó súng trường tấn công do Việt Nam sản xuất sẽ có kiểu dáng bắt mắt và tính năng không thua kém bất cứ sản phẩm nào, kết hợp với lợi thế giá nhân công rẻ chính là ưu thế cạnh tranh lớn.

Ngoài ra nếu xuất khẩu được Galil ACE sang Mỹ, Việt Nam còn thu về ngoại tệ để đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa lục quân, hạn chế gánh nặng đè lên ngân sách, viễn cảnh trên rất đáng để trông đợi sẽ trở thành hiện thực.

Theo Thế giới trẻ

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.