Mỹ hỗ trợ 7 tỷ USD cho châu Phi giải quyết thiếu điện

Đây được xem là một trong những bài toán chiến lược của Mỹ nhằm gia tăng ảnh hưởng tại châu Phi.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Cộng hòa Nam Phi, chặng dừng chân thứ hai trong chuyến thăm châu Phi kéo 8 ngày, Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố đề xướng hỗ trợ điện cho khu vực Hạ Saharan trị giá 7 tỷ USD trong vòng 5 năm tới nhằm tháo gỡ tình trạng thiếu điện tại đây. Đây được xem là một trong những bài toán chiến lược của Mỹ nhằm gia tăng ảnh hưởng tại châu lục đen này.

Mỹ hỗ trợ 7 tỷ USD cho châu Phi giải quyết thiếu điện ảnh 1

Tổng thống Obama phát biểu tại Trường Đại học Cape Town (ảnh: AP)

Phát biểu tại Trường Đại học Cape Town hôm 30/6, Tổng thống Obama đã đánh giá cao sự phát triển kinh tế của châu Phi, đồng thời nhấn mạnh rằng châu Phi chỉ có thể khai thác hết tiềm năng phát triển khi có được một đội ngũ các nhà lãnh đạo đủ năng lực và tận tâm phục vụ nhân dân.

Tổng thống Mỹ cũng đã công bố Sáng kiến "Điện năng châu Phi", theo đó Mỹ sẽ đầu tư 7 tỷ USD cho việc phát triển các cơ sở điện lực ở 6 nước châu Phi gồm: Ethiopia, Gana, Kenya, Liberia, Nigieria và Tanzania, nhằm nâng gấp đôi số người được tiếp cận nguồn điện cho đến nay mới chỉ dành cho 1/3 dân số của châu lục. Ông cho biết, quy mô thương mại, đầu tư được tăng cường từ Mỹ trong tương lai sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các cơ hội mới cho hai bờ Đại Tây Dương. Ông Obama cũng cam kết, Mỹ sẽ tiếp tục đầu tư vào các chương trình y tế ở châu Phi, đặc biệt là chương trình HIV/AIDS.

“Tiếp cận điện là nhu cầu cơ bản của con người trong thời kỳ hiện nay. Đó là ánh sáng để trẻ em được học hành, giúp đưa ý tưởng thành hoạt động kinh doanh trên thực tế. Đó là cách để các gia đình có thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản nhất," ông Obama nói. "Tôi rất tự hào được công bố một sáng kiến mới. Chúng ta đã và đang giải quyết các vấn đề về nông nghiệp, y tế và nay chúng ta đề xướng "điện năng châu Phi", một sáng kiến giúp tăng gấp đôi cơ hội để mọi người dân châu Phi được tiếp cận với điện ở khu vực Hạ Sahara. Để làm được điều đó, chúng tôi sẽ đầu tư khoảng 7 tỷ USD từ nguồn ngân sách chính phủ Mỹ".

Thiếu điện từ lâu đã trở thành vấn đề nan giải đối với châu Phi. Thiếu điện đã và đang là một trong những vấn đề lớn kìm hãm sự phát triển và là một trong những nguyên nhân lớn nhất làm tăng tỷ lệ nghèo đói của châu lục. Châu Phi có tỷ lệ điện khí hoá thấp nhất thế giới, với khoảng 75% dân số, tương đương 700 triệu người sống trong cảnh không có điện, trong đó Burundi chỉ có 3% dân số được sử dụng điện, Rwanda 5%, Tanzania là 12% và Kenya là 20%.

Từ nhiều năm qua, châu Phi vẫn loay hoay tìm kiếm cho mình một chính sách năng lượng phù hợp. Các quốc gia châu Phi đến nay vẫn đang cố gắng phối hợp giải bài toán năng lượng mà nguyên nhân nằm ở vấn đề thiếu vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, đề xuất này của ông Obama đã nhận được phản hồi tích cực của nhiều người dân châu Phi.

Giáo sư John Ross, Hiệu trưởng Trường đại học Cape Town đánh giá: “Quả thực, đây là một đề xướng mới, song là một đề xướng đặc biệt hợp thời và quan trọng. Hy vọng nó sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp”.

Khu vực Hạ Sahara là nơi 2/3 người dân sống không có điện. Theo thống kê của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, các nước thuộc khu vực Hạ Sahara cần khoản đầu tư lên tới 300 tỷ USD để đạt được mục tiêu tiếp cận nguồn điện toàn diện vào năm 2030.

Tổng thống Obama đang có chuyến thăm một loạt nước châu Phi bao gồm: Senegal, Nam Phi và Tanzania nhằm thúc đẩy cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp Mỹ vào châu lục “đầy tiềm năng này”, đặc biệt là trong các lĩnh vực an ninh lương thực và y tế. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Obama tới châu lục này kể từ khi tái đắc cử nhiệm kỳ hai năm 2012 và là chuyến thăm thứ hai kể từ khi lên cầm quyền năm 2009.

Chuyến thăm tới ba nước Senegal, Nam Phi và Tanzania tạo điều kiện cho ông chủ Nhà Trắng có cơ hội trải nghiệm trực tiếp khát vọng phát triển của châu Phi cũng như những thách thức mà châu lục này đang phải đối mặt.

Tiếp theo Nam Phi, hôm 1/7, Tổng thống Obama đến Tanzania, chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du 3 nước châu Phi (gồm Senegal, Cộng hòa Nam Phi và Tanzania)./.
Theo VOV - ĐT

tin mới

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Quân đội Ukraine đã biến tòa nhà của bệnh viện tâm thần khu vực Kharkov ở làng Strelechya thành một cứ điểm và trong quá trình rút lui, chúng đã phá hủy tòa nhà - một tay súng cơ giới của cụm quân phía Bắc với biệt hiệu “Hunter” (Thợ săn), người đã tham gia giải phóng khu định cư này, nói.

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.