Philippines: Tòa QT có thể ra phán quyết về đơn kiện Trung Quốc năm 2016

 Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario ngày 30/10 cho biết Tòa Trọng tài tại Hà Lan có thể đưa phán quyết về đơn kiện của Philippines chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông vào đầu năm 2016.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario.
Vụ việc của Manila, vốn được gửi lên Tòa án Trọng tài của Liên Hợp Quốc tại La Hay hồi tháng 1/2013, là nhằm tìm cách vô hiệu hóa tuyên bố phi lý của Trung Quốc về đường 9 đoạn, còn gọi là “đường lưỡi bò”, bao trọn 90% diện tích Biển Đông, bao gồm các vùng biển bên trong lãnh thổ Philippines.
“Chúng tôi mong việc phân xử sẽ diễn ra vào quý 1/2016”, ông Del Rosario cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin ANC của Philippines hôm nay.
Quyết định của Philippines nhằm tìm kiếm sự phân xử của tòa án quốc tế cho thấy quyết tâm nhằm bảo vệ các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Một phán quyết về vụ việc, theo ông Del Rosario, sẽ làm rõ các quyền hàng hải của Philippines và cuối cùng là mở đường cho một giải pháp đối với các tranh chấp.
Hồi tháng 3 năm nay, chính phủ Philippines đã trình tài liệu pháp lý dài 4.000 trang, vốn bao gồm các bằng chứng văn bản và bản đồ, để phản đối sách yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trung Quốc đã vài lần tuyên bố không tham gia vụ kiện và khăng khăng chỉ tham gia các cuộc đàm phán trực tiếp với Philipines, nhưng tòa án vẫn cho Bắc Kinh thời hạn chót tới ngày 15/12/2014 để gửi phản biện.
Việc Bắc Kinh không tuân thủ lệnh của tòa án dự kiến sẽ đẩy nhanh vụ kiện của Philippines, ông Del Rosario cho biết, nói thêm rằng tiến trình pháp lý sẽ vẫn diễn ra dù có hay không có sự tham gia của Trung Quốc.
“Nếu Trung Quốc không gửi phản biện lên tòa án, vào ngày 16/12, tòa trọng tài quốc tế sẽ gửi các câu hỏi cho phía chúng tôi. Chúng tôi dự kiến sẽ trả lời các câu hỏi này vào tháng 3 năm tới và sau đó đến tháng 7, sẽ có các buổi điều trần trong 2 tuần”, Ngoại trưởng Philippines giải thích.
Tòa trọng tài sau đó sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng trong vài tháng tới hoặc vào quý I/2016, theo ông Del Rosario.
Căng thẳng trên Biển Đông, một trong những tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới, đã lên cao trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng hung hăng bằng cách tăng cường quân đội và sự hiện diện bắt quân sự, tham gia các hoạt động cải tạo phi pháp tại các khu vực tranh chấp.
Các hành động của Trung Quốc đã gây lo ngại cho các nước như Mỹ, Nhật Bản, Úc và Liên minh châu Âu.
Bất chấp các kêu gọi của cộng đồng quốc tế nhằm chấm dứt các hoạt động cải tạo đang tiếp diễn, Bắc Kinh vẫn ngang ngược tuyên bố chủ quyền “không thể tranh cãi” ở Biển Đông.
Nhưng các chuyên gia pháp lý nói rằng các cơ sở lịch sử của Trung Quốc đối với tuyên bố chủ quyền rộng lớn trên biển không phù hợp với luật pháp quốc tế hiện đại.
Ngoại trưởng Philippines nói rằng Trung Quốc phải chứng minh với thế giới rằng nước này tôn trọng luật pháp để được cộng đồng quốc tế công nhận là một quốc gia có trách nhiệm.
Theo Dân trí

tin mới

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Quân đội Ukraine đã biến tòa nhà của bệnh viện tâm thần khu vực Kharkov ở làng Strelechya thành một cứ điểm và trong quá trình rút lui, chúng đã phá hủy tòa nhà - một tay súng cơ giới của cụm quân phía Bắc với biệt hiệu “Hunter” (Thợ săn), người đã tham gia giải phóng khu định cư này, nói.

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.