Hai miền Triều Tiên: Đấu pháo thật, đánh trận giả

(Baonghean) - Có nhiều lý do để giới phân tích đánh giá, cuộc đấu pháo liên Triều cuối tuần qua chỉ là động thái “giơ cao đánh khẽ” tuy không loại trừ có liên quan đến chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye từ 2 đến 4/9 tới đây.

Ngày 22/8, Hàn Quốc và Triều Tiên đã bắt đầu hội đàm cấp cao nhằm tháo ngòi tình trạng căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên liên quan đến vụ đấu pháo qua biên giới cách đây 2 ngày trước. Ban đầu cuộc họp chỉ dự kiến trong 30 phút, nhưng sau đó kéo dài hàng giờ, đến quá nửa đêm.
Cuộc hội đàm diễn ra giữa Cố vấn An ninh quốc gia Hàn Quốc Kim Kwan-jin, Bộ trưởng Thống nhất Hong Yong-pyo với Chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội Triều Tiên Hwang Pyong-so và quan chức hàng đầu phụ trách các vấn đề Hàn Quốc Kim Yang-gon tại làng đình chiến Panmunjom (Bàn Môn Điếm).
Xe bọc thép của quân đội Hàn Quốc di chuyển về phía khu phi quân sự. Ảnh: AP
Xe bọc thép của quân đội Hàn Quốc di chuyển về phía khu phi quân sự. Ảnh: AP
Đây là cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa hai nước trong gần 1 năm qua. Tuy nhiên, nội dung cuộc gặp chưa được cả hai phía Triều Tiên công bố. Cho đến nay, chưa có bất cứ thông tin gì về nội dung cuộc gặp vì không có một phóng viên nào được phép theo dõi để đưa tin về hoạt động này.
Căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc dâng cao hôm 20/8 khi quân đội hai nước đấu pháo vào lãnh thổ của nhau. Cả Liên Hợp Quốc, Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đã kịp thời lên tiếng can ngăn và cảnh báo. Cho đến nay, hai bên vẫn duy trì tình trạng báo động cao.
Gửi Công hàm ở Bắc Kinh
Theo tin hãng Reuters, từ khi thời hạn do Bình Nhưỡng đưa ra hết hiệu lực vào lúc 17h ngày 22/8 (giờ địa phương, tức là nhằm vào lúc 15h cùng ngày, tính theo giờ Việt Nam) đến nay vẫn chưa có những cuộc va chạm quân sự mới nào giữa hai người anh em.
Trước đó, ngày 21/8, Đại sứ Triều Tiên tại Trung Quốc đã gửi Công hàm cho Đại sứ Hàn Quốc, yêu cầu Seoul trong vòng 48 giờ phải ngừng phát thanh chống Triều Tiên, nếu không Bình Nhưỡng sẽ có hành động quân sự. 
Điều lạ là Bình Nhưỡng lại gửi tối hậu thư này cho Seoul thông qua Đại sứ quán của mình ở Bắc Kinh. Phải chăng đôi bên muốn nhắc nhở đến trách nhiệm của Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên và muốn “lôi” Trung Quốc vào cuộc? 
Tình hình lúc ấy có vẻ căng như dây đàn, tưởng chừng “chạm vào là nổ”, nhưng như đã nói ở trên, tối hậu thư hết hiệu lực hôm 22/8 mà “đôi bờ” vẫn án binh bất động. Giới quan sát cho rằng động thái những ngày qua chỉ là “sấm to, mưa nhỏ”.
Tuy nhiên, người đứng đầu Bắc Triều Tiên Kim Jong Un vẫn đặt quân đội nước này vào tình trạng báo động cao và tuyên bố “tình trạng tương tự như chiến tranh” ở các vùng giới tuyến từ hôm 21/8 sau vụ đấu trọng pháo qua lại gần biên giới.
Theo Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên, tiếp theo một cuộc họp khẩn với Ban Quân ủy Trung ương Bắc Triều Tiên, ông Kim nói các đơn vị tiền phương, đất nước sẽ “đi vào tình trạng chiến tranh” bắt đầu từ 5 giờ chiều, giờ địa phương ngày 21/8.
Trước đây, Bình Nhưỡng cũng đã từng đưa ra các tuyên bố như mấy ngày vừa qua. Đó là thời kỳ căng thẳng tăng cao trong các năm 2010 và 2013. Trên nguyên tắc, Bắc - Nam Triều Tiên vẫn ở trong tình trạng chiến tranh bởi lẽ Hiệp định đình chiến kết thúc xung đột vào thập niên 1950 vẫn chưa phải là một hòa ước.
Các cuộc đấu pháo tuần trước là vụ nổ súng qua lại đầu tiên giữa hai miền Triều Tiên kể từ tháng 10/2014. Cách đây gần 1 năm, binh sỹ Bắc Triều Tiên tiến gần đến giới tuyến quân sự và không chịu rút sau khi quân miền Nam nổ súng cảnh báo. Binh sỹ miền Bắc đã bắn trả trong cuộc đọ súng kéo dài 10 phút, mà không có thương vong.
Chưa thể ẩu đả trước mắt
Còn lần này, quan hệ Nam - Bắc sở dĩ căng thẳng trở lại là vì Seoul tố cáo Bình Nhưỡng cài những quả mìn và đã cho phát nổ trong tháng này ở gần biên giới, làm 2 binh sỹ Hàn Quốc bị thương. Seoul đáp trả vụ này bằng cách tiếp tục phát đi những lời tuyên truyền chống lại bên kia bằng loa phóng thanh ở khu giới tuyến.
Bạo động tuần qua bắt đầu khi Triều Tiên pháo kích vào các vị trí quân sự của Hàn Quốc dọc theo biên giới phía Tây. Hàn Quốc đã đáp lại bằng cách bắn đi mấy chục quả đại bác 155 ly nhắm vào Triều Tiên. Không có bên nào ghi nhận thiệt hại hay thương vong, vì đạn pháo phần lớn rớt xuống dọc theo vùng khu phi quân sự 4 km chia cách hai nước.
Có một số lý do để giới quan sát tin rằng, cả cuộc đấu khẩu lẫn đấu pháo trong tuần qua sẽ chưa thể dẫn đến chiến tranh.
Thứ nhất, đấu pháo là “chyện thường ngày ở huyện” giữa hai miền Triều Tiên. Chỉ riêng năm 2014 hai miền đã đọ pháo trên biển Hoàng Hải ít nhất 3 lần. Tháng 10/2014 sau khi Phó Nguyên soái Triều Tiên thăm Hàn Quốc, hai miền cũng từng 3 lần nã pháo vào nhau. 
Thứ hai, pháo của Triều Tiên cũng không đánh trực tiếp vào hệ thống loa phát thanh của Hàn Quốc, cũng chẳng đánh vào quân lính hay đồn bốt gì mà chỉ bắn theo kiểu “đuổi chim”. Sau vụ pháo kích đảo Yeonpyeong năm 2010, hai miền bán đảo Triều Tiên vẫn nhiều lần bắn pháo vu vơ, không gây thương vong về người.
Thứ ba, cuộc pháo kích qua lại thật ra chỉ nhằm gây chú ý đối với các các bên liên quan đến vấn đề bán đảo Triều Tiên. Việc Bình Nhưỡng “bắn tin” cho Seoul thông qua Đại sứ quán nước này ở Bắc Kinh chỉ là nhằm “kéo” Trung Quốc và các nước lớn khác vào cuộc hòng gây áp lực tâm lý đối với Hàn Quốc.
Thứ tư, nếu Triều Tiên giải thích rằng việc Bình Nhưỡng pháo kích sang Hàn Quốc là để trả đũa cuộc tập trận chung với Mỹ và phát thanh chống phá Bình Nhưỡng thì càng khó thuyết phục, bởi lẽ Hàn Quốc đã phát sóng phát thanh từ ngày 12/8 và ngay cả cuộc tập trận Mỹ - Hàn thì cũng đã bắt đầu trước đó cả tuần. 
Cuối cùng, cuộc pháo kích do Bình Nhưỡng khởi sự có thể nhằm vào chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye diễn ra từ 2-4/9 tới. Thông tin về chuyến thăm này được công bố chỉ vài giờ sau cuộc nã pháo liên Triều. Công luận liên tưởng tới sự kiện Triều Tiên phóng tên lửa chỉ 1 ngày trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Hàn Quốc hồi tháng 7 năm ngoái./.
Diệu My

tin mới

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Quân đội Ukraine đã biến tòa nhà của bệnh viện tâm thần khu vực Kharkov ở làng Strelechya thành một cứ điểm và trong quá trình rút lui, chúng đã phá hủy tòa nhà - một tay súng cơ giới của cụm quân phía Bắc với biệt hiệu “Hunter” (Thợ săn), người đã tham gia giải phóng khu định cư này, nói.

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.