Hàn Quốc-Mỹ cảnh báo Triều Tiên về các biện pháp trừng phạt

Nhà lãnh đạo
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un quan sát một vụ thử tên lửa. (Nguồn: AFP/TTXVN)

 Theo hãng thông tấn Yonhap, trưởng đoàn đàm phán hạt nhân 6 bên của Hàn Quốc Hwang Joon Kook ngày 17/9 cảnh báo Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ gia tăng các biện pháp trừng phạt nếu Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa.


Phát biểu với báo giới khi đang ở thăm Washington, ông Hwang Joon Kook nêu rõ Triều Tiên sẽ tự đẩy mình vào thế bị cô lập sâu hơn nếu thực hiện kế hoạch phóng tên lửa.

Theo ông, không chỉ có các nước tham gia đàm phán 6 bên, trong đó có Hàn Quốc và Mỹ, mà cả Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đều coi động thái trên của Triều Tiên là "hành động nghiêm trọng đe dọa đến hòa bình."

Tuyên bố trên được ông Hwang Joon Kook đưa ra vài ngày sau khi truyền thông Triều Tiên đưa tin nước này dự kiến phóng hàng loạt vệ tinh vào không gian và những bước chuẩn bị cho kế hoạch này đã bước vào giai đoạn cuối cùng.

Trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), Giám đốc Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ Quốc gia Triều Tiên tuyên bố cơ quan này đang xúc tiến giai đoạn cuối cùng của kế hoạch phát triển một vệ tinh quan sát Trái Đất mới để dự báo thời tiết.

Theo quan chức này, Triều Tiên đã đạt nhiều tiến triển trong việc phát triển bệ phóng cho các vệ tinh và tiến hành nghiên cứu vệ tinh địa tĩnh.

Động thái này làm dấy lên các phỏng đoán rằng Bình Nhưỡng sẽ phóng tên lửa tầm xa đúng dịp kỷ niệm 70 năm thành lập đảng Lao động Triều Tiên vào tháng 10 tới.

Theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Triều Tiên bị cấm thực hiện những thử nghiệm có sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng luôn khẳng định các vụ phóng tên lửa của nước này nằm trong chương trình không gian hợp pháp, giúp đưa vệ tinh lên quỹ đạo.

Trong một diễn biến liên quan, ngày 16/9, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cảnh báo Mỹ sẽ gia tăng trừng phạt Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng tiếp tục các hành động mà Washington cho là "khiêu khích," như khởi động lò phản ứng hạt nhân, hoặc không tuân thủ các cam kết quốc tế .

Trả lời báo giới, Ngoại trưởng Kerry khẳng định mục tiêu của Mỹ vẫn là một giải pháp hòa bình dẫn đến phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, cũng như quan điểm rõ ràng của Washington là không chấp nhận Triều Tiên là một quốc gia sở hữu hạt nhân.

Những bình luận trên của Ngoại trưởng Kerry được đưa ra sau khi Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ cùng hối thúc Triều Tiên tránh hành động gia tăng căng thẳng tại khu vực.

Trước đó, Bình Nhưỡng ngày 15/9 thông báo tái khởi động lò phản ứng hạt nhân Nyongbyon, được sử dụng để tạo ra plutoni cấp độ vũ khí.

KCNA đưa tin các nhà khoa học về năng lượng nguyên tử của nước này đang không ngừng nâng cấp các vũ khí hạt nhân cả về chất lượng và số lượng, đồng thời nhấn mạnh chương trình hạt nhân của nước này chỉ mang tính tự vệ bắt nguồn từ chính sách thù địch của Mỹ đối với Bình Nhưỡng./.

Theo VN+

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.