Điều gì khiến Triều Tiên từ thách thức đến lo sợ chiến tranh?

(Baonghean.vn) - Khi Hàn Quốc đồng ý cho Mỹ triển khai hệ thống tên lửa phòng thủ THAAD và rút công dân rời khỏi khu công nghiệp chung Keasong vào ngày 11/2, nhiều dấu hiệu cho thấy Triều Tiên từ thái độ thách thức chuyển sang lo sợ có chiến tranh...
Hành động bắn tên lửa tầm xa đưa vệ tinh vào vũ trụ của Triều Tiên ngày 7/2 có thể coi là “già néo đứt dây” khi làm cho liên minh Mỹ - Hàn hết kiên nhẫn. 
Hàn Quốc tuyên bố đóng cửa, yêu cầu...
Hàn Quốc tuyên bố đóng cửa, yêu cầu doanh nghiệp rút khỏi KCN Keasong. Ảnh: AFP
Từ thế thủ, Mỹ - Hàn chuyển sang thế công với những hành động lặng lẽ nhưng dứt khoát và quyết liệt. Điều này không chỉ làm cho Triều Tiên, mà cả Trung Quốc, Nga cũng cảm thấy “trở tay không kịp”. 
Trong đó, nguy hại nhất mà Triều Tiên “tự trói mình” và làm phương hại đến đồng minh thân cận nhất - Trung Quốc chính là đưa Hàn Quốc từ trạng thái chần chừ chuyển sang trạng thái quyết định chấp nhận khởi động tiến trình đàm phán với Mỹ về kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân trên lãnh thổ của mình.
Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trên đất Hàn Quốc không chỉ là một phần trong các biện pháp nhằm nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa của liên minh Mỹ - Hàn nhằm đối phó với các mối đe dọa ngày càng tăng lên từ Triều Tiên, mà đồng thời “phong tỏa” cả một khu vực Đông Bắc Á rộng lớn.
Trước đó, không chỉ Trung Quốc tỏ ra hốt hoảng khi biết THAAD sẽ được triển khai ở Hàn Quốc, mà ngay cả Nga cũng lên tiếng phản đối kế hoạch này. Vì sao vậy? Vì hệ thống THAAD có hệ thống radar có thể phát hiện những vật thể ở khoảng cách xa đến 2.000km - đây là khoảng cách bao phủ phần lớn đại lục Trung Quốc và các khu vực khác. Điều này chẳng khác gì liên minh Mỹ - Hàn kiểm soát và phòng thủ được một khu vực có khoảng cách đến 2.000 km! 
Cho nên, vì chọc tức Hàn khiến liên minh Mỹ - Hàn “động binh”, việc phóng tên lửa hôm 7/2 của Triều Tiên không chỉ là “lợi bất cập hại” với chính mình, mà coi như làm phương hại đến đồng minh thân cận nhất. Chính việc làm ngang ngược, thách thức cả nhân loại của Triều Tiên, là tác nhân trực tiếp, là bàn tay không chủ định thúc đẩy Mỹ - Hàn Quốc đưa hệ thống THAAD đến Hàn Quốc như là “đưa gai cắm vào mắt” của cả Triều Tiên lẫn Trung Quốc. 
Cùng với kế hoạch triển khai hệ thống THAAD, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã tiến hành một cuộc họp hội đồng an ninh quốc gia và ngay sau đó, ngày 11/2 Hàn Quốc lặng lẽ đưa công dân của họ rời khỏi khu công nghiệp chung Keasong nằm trên lãnh thổ Triều Tiên để đóng cửa hoàn toàn cơ sở này. Dù lớn tiếng thách thức, cũng như hân hoan thông báo việc phóng tên lửa thành công, nhưng khi nhận thấy Hàn Quốc đưa người từ 124 công ty của Hàn Quốc đang hoạt động tại Keasong về nước, Triều Tiên bỗng như “chột dạ”, lo lắng.
Ngay trong ngày 11/2, Triều Tiên đã lên án hành động “rút công dân khỏi Keasong” của Hàn Quốc như là lời tuyên bố “chiến tranh”. 
Về phía Hàn Quốc, nước này cho rằng đình chỉ hoạt động của các cơ sở công nghiệp và thương mại dịch vụ chỉ  nhằm đáp trả việc Triều Tiên phóng thử nghiệm tên lửa tầm xa và ngăn chặn việc Triều Tiên sử dụng nguồn lợi nhuận từ đây để phát triển công nghệ hạt nhân, tên lửa.
Nhưng với Tiều Tiên, họ vẫn một mực cho rằng đó chính là gián tiếp tuyên bố “chiến tranh”. Và vì thế, Triều Tiên đã nhanh chóng có hàng loạt hành động đối phó như đưa quân đội quản lý khu Kaesong và đóng hai đường dây nóng vốn dùng để liên lạc trong tình huống khẩn cấp với Hàn Quốc.
Vì lo sợ có chiến tranh, Triều Tiên nhanh chóng có hàng loạt hành động đáp trả, bao gồm cử quân đội quản lý khu Kaesong và đóng hai đường dây nóng vốn dùng để liên lạc trong tình huống khẩn cấp với Hàn Quốc.
Điều đáng nói, dù bất cứ nguyên nhân nào, nếu xung đột xảy ra, thì Triều Tiên vẫn là quốc gia bị cho là đã châm ngòi trước tiên.
Điều bất lợi nữa là tại thời điểm này Triều Tiên cũng đang chịu sự chỉ trích từ Liên Hợp quốc cho đến đa số các nước tên thế giới. Thậm chí, khi nói đến nguy cơ đe dọa an ninh thế giới hiện nay, một số cơ quan thông tấn báo chí cho rằng có hai thế lực có thể nhận thấy rõ nhất, đó là IS và Triều Tiên. Chính vì những bất lợi đó, Triều Tiên càng có thêm lý do để lo sợ chiến tranh xảy ra! 
Chí Linh Sơn

tin mới

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Quân đội Ukraine đã biến tòa nhà của bệnh viện tâm thần khu vực Kharkov ở làng Strelechya thành một cứ điểm và trong quá trình rút lui, chúng đã phá hủy tòa nhà - một tay súng cơ giới của cụm quân phía Bắc với biệt hiệu “Hunter” (Thợ săn), người đã tham gia giải phóng khu định cư này, nói.

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.