Ấn Độ: Kiệt sức vì tìm nước

(Baonghean.vn) - 42 độ C ở trong bóng râm, nhưng điều này không ngăn được cô bé Anjali Patole, 10 tuổi, xếp hàng hằng ngày trước một bể nước tại thành phố Latur, Ấn Độ.
Tại đây, cô bé cùng bố mẹ phải đứng dưới ánh mặt trời bỏng gắt trong 3 tiếng để lấy 150 lít nước đựng trong nhiều thùng nhựa. Vòi nước tại nhà họ đã cạn kiệt từ 3 tháng trước, vì vậy hằng ngày họ phải đến lấy nước từ bể công cộng.
Anjali Patole dành cả mùa hè để đi lấy nước.
Anjali Patole dành cả mùa hè để đi lấy nước.
Đầu tuần này, một bé gái 12 tuổi đã qua đời do sốc nhiệt sau 4 tiếng lấy nước từ một máy bơm tại quận Beed gần đó. Tuy vậy, người dân ở đây không có lựa chọn nào khác. 
Ba năm với lượng mưa ít ỏi đã đẩy 330 triệu người dân ở 256 quận tại Ấn Độ vào cảnh sống trong hạn hán. Sự khan hiếm nước đã gây ra những cuộc xung đột tranh giành xung quanh các bể công cộng, và đã có 2 người chết vì đau tim trong một sự việc tương tự. 
Các nhà chức trách đã phải ban hành lệnh cấm tụ tập đông người quanh các điểm chứa nước vào tháng trước.
Nhiều người xếp hàng cả đêm chờ lấy nước.
Nhiều người xếp hàng cả đêm chờ lấy nước.
Hàng dài chờ lấy nước ở làng quê.
Hàng dài chờ lấy nước ở làng quê.
Người giàu có thể mua nước đóng chai để sử dụng trong sinh hoạt, còn người nghèo thì phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước tại các bể công cộng. Việc họ dành phần lớn thời gian tại nơi này chờ lấy nước đã trở thành điều bình thường trong 8 tháng qua.
Nhà chức trách tuyên bố rằng mỗi ngày có 125 xe chở nước đến cung cấp cho người dân. Vào thời kỳ đỉnh điểm của đợt hạn hán vào tháng 2, mỗi ngày thành phố chỉ nhận được 1/4 lượng nước cần thiết - 25 triệu lít nước. 
Latur đã trở thành thành phố của những chiếc xe chở nước.
Latur đã trở thành thành phố của những chiếc xe chở nước.
Dòng sông Manjara, nguồn cung cấp nước chính cho Latur giờ đã cạn khô.
Dòng sông Manjara, nguồn cung cấp nước chính cho Latur giờ đã cạn khô.
Thành phố đang cố gắng thu thập nước từ tất cả những nguồn có thể: 3 con đập, 150 giếng khoan, tàu chở nước để đạt mức 20 triệu lít một ngày. Họ chỉ có đủ nước đến tháng 7, và họ mong chờ năm nay sẽ có mưa.
Người dân địa phương đã quyên góp được 30 triệu Rupee (khoảng 450.113 USD) để nạo vét 18 km lòng sông Manjara, nay đã gần như cạn khô. Về lâu dài, Latur sẽ phải đưa ra các phương án để bảo vệ và khai thác nguồn nước tốt hơn, và thay đổi thói quen canh tác của mình. Nhưng trước đó, họ cần rất nhiều mưa.
Thanh Hiền
(Theo BBC)

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.