Iraq khủng hoảng chính trị nghiêm trọng

Quốc hội Iraq vừa quyết định bãi nhiệm Chủ tịch Quốc hội cùng hai Phó chủ tịch, đẩy chính trường chìm sâu vào khủng hoảng chính trị sau chiến tranh.

Trong một diễn biến khá bất ngờ, Quốc hội Iraq đã biểu quyết thông qua quyết định bãi nhiệm Chủ tịch Quốc hội Salim Al Juburi cùng hai Phó chủ tịch, đẩy chính trường nước này một lần nữa chìm sâu vào cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng thời kỳ hậu chiến tranh.

Phiên biểu quyết tại Quốc hội Iraq được tiến hành ngày 14/4 mà không có sự tham dự của Chủ tịch Quốc hội Salim Al Juburi cũng như hai Phó Chủ tịch.

Phiên họp được triệu tập với mục đích ban đầu là để thông qua danh sách Chính phủ mới của Thủ tướng Haider An Abadi. Tuy nhiên, trước khi phiên họp diễn ra, các nghị sỹ đang tham gia cuộc biểu tình cự tuyệt phản đối Chính phủ bên trong tòa nhà Quốc hội từ hai ngày trước đó, đã kêu gọi các nghị sĩ có mặt biểu quyết bãi nhiệm ban lãnh đạo Quốc hội gồm Chủ tịch Salim Al Juburi và hai Phó chủ tịch, đồng thời ủy quyền cho Nghị sỹ Adnan Al Junabi, thành viên cao tuổi nhất tại Quốc hội tạm thời giữ chức Chủ tịch.

Quốc hội Iraq (Ảnh: AFP)
Quốc hội Iraq (Ảnh: AFP)

Ngay lập tức, Chủ tịch Quốc hội Iraq Salim Al Juburi và những người ủng hộ ông đã lên tiếng bác bỏ quyết định bãi nhiệm và nhấn mạnh rằng phiên họp ngày hôm qua là vi hiến. Ông Salim Al Juburi khẳng định sẽ tiếp tục lãnh đạo Quốc hội và kêu gọi các nghị sỹ tiến hành phiên họp tiếp theo vào ngày 16/4, để biểu quyết thông qua danh sách Chính phủ mới.

Giới phân tích lo ngại rằng cuộc đối đầu trong Quốc hội Iraq vừa bùng phát có nguy cơ đẩy cuộc khủng hoảng trên chính trường nước này leo thang và diễn biến phức tạp hơn trong thời gian tới, đe dọa phá sản cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) cũng như các nỗ lực phục hồi nền kinh tế đang kiệt quệ của quốc gia vùng Vịnh này./.

Theo VOV

tin mới

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Chiến sĩ Nga kể về việc Ukraine biến bệnh viện tâm thần Kharkov thành cứ điểm

Quân đội Ukraine đã biến tòa nhà của bệnh viện tâm thần khu vực Kharkov ở làng Strelechya thành một cứ điểm và trong quá trình rút lui, chúng đã phá hủy tòa nhà - một tay súng cơ giới của cụm quân phía Bắc với biệt hiệu “Hunter” (Thợ săn), người đã tham gia giải phóng khu định cư này, nói.

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.