Vì sao Iran muốn sở hữu S-300 của Nga càng sớm càng tốt?

(Baonghean.vn) - Khi Giám đốc điều hành của Tập đoàn Rostec Sergei Chemezov tái khẳng định Nga lên kế hoạch giao 4 lô S-300 cuối cùng cho Iran vào cuối năm nay, Tehran đã có cơ sở để ăn mừng. Theo tạp chí Expert, nước cộng hòa Hồi giáo muốn nhận hệ thống phòng không tối tân càng sớm càng tốt.

Ảnh minh họa: Sputnik.
Ảnh minh họa: Sputnik.

Trước đó, việc giao hàng dự kiến được hoàn thành vào năm 2017, nhưng cả hai bên có vẻ đã quyết định đẩy nhanh tiến độ.

Hệ thống S-300 thật sự vô cùng quan trọng đối với Iran. Ấn phẩm trên cho biết: “Hệ thống phòng thủ tên lửa (SAM) có vai trò như một lá chắn ngăn không cho ai tấn công Tehran dù là Israel, NATO hay Saudi Arabia”.

Chính Saudi Arabia mới khiến Iran lo ngại chứ không phải cái tên còn lại. Kênh tin giải thích: “Cuộc tấn công được tiến hành bởi Israel hoặc một cường quốc phương Tây khác dường như là điều gì đó không thể tránh khỏi, chẳng hạn trong năm 2013, nhưng sau khi các lệnh trừng phạt chống Iran được dỡ bỏ vào mùa Đông vừa qua thì đây có vẻ là kịch bản không thể xảy ra".

Trong khi đó, sự đối địch của Iran với đất nước không đội trời chung Saudi Arabia đã leo thang kể từ khi các cường quốc thế giới và Tehran đặt bút ký thỏa thuận hạt nhân.

”Vương quốc dầu lửa cho thấy họ sẵn sàng tiến hành một chiến dịch quân sự ngoài biên giới bằng cách triển khai cuộc tấn công tại Yemen. Vì lẽ đó, mong muốn của Iran về việc nhận được các hệ thống S - 300 càng sớm càng tốt, trước thời điểm cuối năm là điều dễ hiểu”.

Kế hoạch chuyển giao này cũng làm lợi cho Nga. Không những một thỏa thuận vũ khí lớn được hoàn tất, mà với Moskva, nó còn có ý nghĩa chấm dứt các tranh cãi kéo dài hàng năm trời về thỏa thuận này.

Moskva và Tehran đã ký thỏa thuận  trị giá 800 triệu USD chuyển giao 5 hệ thống tên lửa S-300 vào năm 2007. Năm 2011, Iran kiện Nga ra Tòa Trọng tài Geneva sau khi Moskva đình chỉ hợp đồng năm 2010 viện dẫn một Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc áp đặt cấm vận vũ khí đối với Tehran.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã dỡ bỏ lệnh cấm bán S-300 vào tháng 4/2015, ngay sau khi nhóm P5+1 gồm các nhà đàm phán quốc tế và Iran đạt khung thỏa thuận hạt nhân để dỡ bỏ tất cả các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Tehran nhằm đổi lấy cam kết tất cả các nghiên cứu hạt nhân ở nước này sẽ phục vụ mục đích hòa bình.

Đầu năm nay, Nga đã chuyển giao lô S-300 đầu tiên cho Iran.

Thảo Linh

(Theo Sputnik)

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.