Mỹ quyết trừng phạt Triều Tiên

Mỹ đã khẳng định tăng cường hợp tác và ủng hộ đồng minh Hàn Quốc, trong khi Triều Tiên sẽ không tránh được sự trừng phạt mạnh mẽ nhất từ trước đến nay.

Ngày 13/9, Đặc phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên Sung Kim và đặc phái viên của Hàn Quốc phụ trách các vấn đề hòa bình và an ninh trên Bán đảo Triều Tiên Kim Hong-kyun đã gặp gỡ tại Seoul để thảo luận các biện pháp đối phó sau vụ thử hạt nhân thứ 5 của Triều Tiên.

Mỹ đã khẳng định tăng cường hợp tác và ủng hộ đồng minh Hàn Quốc, trong khi Triều Tiên sẽ không tránh được trừng phạt mạnh mẽ sau vụ thử hạt nhân lớn nhất từ trước đến nay. 

my quyet trung phat trieu tien hinh 0
Đặc phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên Sung Kim (trái) và đặc phái viên của Hàn Quốc phụ trách các vấn đề hòa bình và an ninh trên Bán đảo Triều Tiên Kim Hong-kyun. (ảnh: AP).

Theo nguồn tin Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, trong cuộc gặp, Đặc phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên Sung Kim và đặc phái viên của Hàn Quốc phụ trách các vấn đề hòa bình và an ninh trên Bán đảo Triều Tiên Kim Hong-kyun đã nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ để tăng cường sức ép và trừng phạt nhằm vào Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. 

Vụ thử hạt nhân thứ 5 Triều Tiên thực hiện tuần trước đã khiến Mỹ cùng các đồng minh không khỏi lo ngại về công nghệ và khả năng phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Trong động thái đáp trả, 2 máy bay ném bom siêu thanh chiến lược của Mỹ B-1 Lancer ngày 13/9 đã bay trên bầu trời Hàn Quốc, nhằm phô diễn sức mạnh cũng như thể hiện sự đoàn kết của Mỹ với đồng minh Hàn Quốc trong bối cảnh bầu không khí căng thẳng leo thang trên Bán đảo Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân. Hai máy bay ném bom của Mỹ từ đảo Guam bay tới căn cứ không quân Osan của Hàn Quốc, cách vùng biên giới phi quân sự với Triều Tiên hơn 70km.

Trong khi đó, phát biểu tại New York ngày 12/9, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew cũng khẳng định rằng “Mỹ sẽ làm mọi điều có thể” để gây sức ép kinh tế với Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân tuần trước. 

“Việc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân là không thể chấp nhận được. Triều Tiên đã tiến hành thêm các vụ thử tên lửa và hạt nhân trong những tháng gần đây. Do đó, Mỹ sẽ chuẩn bị sẵn sàng các công cụ tài chính có thể để đối phó và nhằm buộc Triều Tiên phải thay đổi chính sách hạt nhân của mình”, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew nhấn mạnh.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ cũng cho rằng sự tham gia của Trung Quốc trong mọi hướng giải quyết vấn đề Triều Tiên là rất quan trọng, đồng thời nhắc lại rằng Mỹ sẽ không nới lỏng các trừng phạt của mình.

Phía Trung Quốc cũng lên tiếng nói rằng vụ thử hạt nhân mới của Triều Tiên không có lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực, song cũng cho rằng trừng phạt sẽ không thể giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh ngày 12/9 nói: “Thực tế đã nhiều lần chứng minh rằng chỉ áp dụng các lệnh trừng phạt không thể giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Vấn đề an ninh trên Bán đảo Triều Tiên sẽ và chỉ được giải quyết vì lợi ích của tất cả các bên liên quan. Bất cứ hành động đơn phương nào được tiến hành theo lợi ích cá nhân sẽ dẫn đến một ngõ cụt và chỉ làm gia tăng căng thẳng, làm phức tạp thêm tình hình”. 

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra nhằm ủng hộ phát biểu trước đó của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng cộng đồng quốc tế cần tìm những hướng đi mới để hạ nhiệt căng thẳng xung quanh các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên hơn là áp đặt thêm trừng phạt và cô lập.

Cùng ngày 12/9, Ngoại trưởng Nga Lavrov cũng điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị, hối thúc mạnh mẽ Triều Tiên và các bên liên quan kiềm chế, tránh có các hành động mới làm leo thang căng thẳng.

Trung Quốc cũng kêu gọi các bên nghiêm túc tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, thúc đẩy nỗ lực nối lại đàm phán và kiểm soát có hiệu quả tình hình hiện nay trên Bán đảo Triều Tiên.

Trong khi đó, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã ngay lập tức tìm kiếm một nghị quyết cho vụ thử hạt nhân thứ 5 của Triều Tiên. Hiện Mỹ, Anh, Pháp đang thúc giục 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an thực hiện trừng phạt mới với Triều Tiên./. 

Theo VOV

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.