Tân lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam đối mặt với muôn vàn thách thức

Bà Carrie Lam giành chiến thắng áp đảo trước đối thủ John Tsang để trở thành lãnh đạo mới của đặc khu Hong Kong. Rất nhiều thách thức đang đợi bà.

Thành phố Hong Kong vốn đã bị chia rẽ giữa phe thân Bắc Kinh và phe muốn theo mô hình dân chủ phương Tây. Bà Lam là ứng viên ưa thích của Bắc Kinh trước cuộc bầu cử trưởng đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) nên khi bà đắc cử, bà sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ổn định tình hình chính trị tại thành phố này.

tan lanh dao hong kong carrie lam doi mat voi muon van thach thuc hinh 1
Tân lãnh đạo Carrie Lam của đặc khu hành chính Hong Kong. Ảnh: SCMP.

Những người chỉ trích Carrie Lam cho rằng việc bà trở thành lãnh đạo mới sẽ chỉ càng làm xã hội Hong Kong thêm phân cực.

Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) trước khi trở thành người đứng đầu chính quyền Hong Kong đã thăng tiến qua nhiều vị trí từ chỗ là một công chức bình thường.

Bà từng làm phó cho lãnh đạo sắp kết thúc nhiệm kỳ của Hong Kong là ông Lương Chấn Anh.

Nhiều nhà hoạt động có hình ảnh tiêu cực về Carrie Lam sau khi bà cổ xúy cho gói cải cách được Bắc Kinh hậu thuẫn. Gói cải cách này đã nguyên nhân trực tiếp dẫn tới các cuộc biểu tình rầm rộ vào năm 2014 khiến Hong Kong tê liệt trong hơn 2 tháng.

Tuy nhiên các cuộc biểu tình đó vẫn không làm cho Bắc Kinh nhượng bộ và chấp nhận các cuộc bầu cử lãnh đạo hoàn toàn độc lập.

Bà Lam không còn đề cập nhiều đến tranh cãi chính trị đó nữa. Thay vào đó bà cố gắng kết nối với công chúng thông qua các vấn đề dân sinh.

Nhà lãnh đạo 59 tuổi này tự vẽ hình ảnh của mình như một nhà cải cách tập trung vào các vấn đề như đói nghèo và nhà ở.

Carrie Lam được lãnh đạo Trung Quốc ưu ái. Khi bà từ chức Phó Trưởng Đặc khu hành chính Hong Kong để chuẩn bị ra tranh cử, bà đã nhanh chóng được Bắc Kinh phê chuẩn.

Trong khi đó, việc từ chức của đối thủ của bà, Tsang, mất tới hơn 1 tháng mới được giới chức Trung Quốc thông qua.

Một mặt bà Lam hứa hẹn nỗ lực xây dựng sự đồng thuận và “khôi phục niềm tin và hy vọng” ở Hong Kong. Mặt khác bà cũng cho biết sẽ “tăng cường mối quan hệ giữa Hong Kong và Trung Quốc đại lục”.

Bà Lam đã nhấn mạnh rằng không có chỗ cho chuyện Hong Kong độc lập khỏi Trung Quốc khi có một số nhà hoạt động trẻ tuổi kêu gọi tách thành phố này khỏi Trung Quốc.

Ngoài ra bà còn gặp một số khó khăn trong việc xây dựng hình ảnh một lãnh đạo gần dân. Khi sử dụng hệ thống tàu điện ngầm trong đợt tranh cử, bà tỏ ra không quen với cách sử dụng thẻ từ để mở barrier của dịch vụ này./.

Theo VOV

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.