Đội tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa 'sứ giả chiến tranh' của Mỹ

Tàu ngầm lớp Ohio có thể bí mật tới gần bờ biển đối phương và phóng tên lửa hành trình Tomahawk để tấn công những mục tiêu ở xa hơn so với tàu nổi.

 Tàu ngầm USS Ohio trong hành trình tuần tra

Từ cuối thập niên 1970, hải quân Mỹ chế tạo 18 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) lớp Ohio để răn đe Liên Xô. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ quyết định hoán cải 4 tàu ngầm lớp Ohio, dỡ bỏ tên lửa đạn đạo Trident và trang bị cho chúng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk (TLAM), loại tên lửa được Mỹ sử dụng phổ biến trong giai đoạn đầu của các cuộc chiến tranh, theo National Interest.

Sau khi được nâng cấp vũ khí, mỗi chiếc tàu ngầm lớp Ohio hoán cải mang được 154 quả Tomahawk trong 22 trên tổng số 24 ống phóng tên lửa, nhiều tên lửa hành trình hơn cả một biên đội tàu mặt nước. Toàn bộ số tên lửa này có thể phóng theo loạt từ dưới nước trong vòng 6 phút.

Tên lửa Tomahawk trị giá 1,5 triệu USD/quả, được lắp đầu đạn nặng 454 kg, tầm bắn khoảng 1.600 km, dẫn đường bằng hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Nó được gọi là "sứ giả chiến tranh" bởi Mỹ thường sử dụng Tomahawk để đánh phủ đầu đối phương trong nhiều cuộc chiến tranh từ cuộc chiến vùng Vịnh đến nay.

Các tàu SSGN trang bị tên lửa Tomahawk có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Hai ống phóng còn lại được chuyển đổi thành cửa mở đặc biệt để triển khai hơn 60 lính đặc nhiệm hải quân SEAL. Chúng cũng được dùng để phóng tàu lặn không người lái (UUV), tàu ngầm chở lính SEAL (SDV), phao định vị thủy âm và các loại cảm biến dưới nước khác.

doi-tau-ngam-hat-nhan-mang-ten-lua-su-gia-chien-tranh-cua-my

Cụm tên lửa trong một ống phóng của SSGN lớp Ohio. Ảnh: Reddit.

Phiên bản SSGN lớp Ohio nhanh chóng thực hiện được nhiều nhiệm vụ hơn những chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo. Năm 2011, tàu USS Florida phóng 93 tên lửa vào hệ thống phòng không Libya để hỗ trợ chiến dịch Bình minh Odyssey. Các tên lửa dọn đường cho phi cơ liên minh bắt đầu chiến dịch trên không phận Libya, đánh dấu lần đầu tiên một chiếc tàu ngầm lớp Ohio khai hỏa trong chiến đấu.

Sự xuất hiện của các loại tên lửa chống hạm thế hệ mới như Kalibr của Nga khiến hoạt động tác chiến gần bờ rất nguy hiểm, nhất là với các tàu mặt nước lớn như tàu sân bay và tuần dương hạm. Ngay cả tiêm kích hạm cũng cần tàu sân bay áp sát trong vòng 1.287 km gần đường bờ biển đối phương. Khoảng cách này nằm trong tầm tấn công của một loạt các vũ khí diệt tàu sân bay.

Ngược lại, SSGN có thể tiến đến gần bờ biển đối phương mà không bị phát hiện. Điều này cho phép nó đánh trúng mục tiêu ở sâu hơn trong đất liền, trong khi khó bị lộ hơn tàu nổi hoặc biên đội máy bay tấn công. Một chiếc Ohio có thể phóng tên lửa, sau đó lặn sâu và chạy trốn một cách im lặng để tránh bị bắn trả.

Lớp Ohio có thể áp chế, tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không và chống hạm trong đợt tấn công đầu tiên bằng tên lửa hành trình Tomahawk, mở đường cho máy bay và tàu mặt nước khai thác lỗ hổng trong hệ thống phòng thủ đối phương.

doi-tau-ngam-hat-nhan-mang-ten-lua-su-gia-chien-tranh-cua-my-1

Một tàu ngầm SSGN lớp Ohio. Ảnh: Global Security.

Tuy nhiên, đội tàu lớp Ohio mang tên lửa Tomahawk chỉ được hải quân Mỹ sử dụng trong khoảng một thập kỷ nữa trước khi bị loại biên và được thay thay thế bằng thế hệ SSBN Columbia mới.

Vai trò tấn công mặt đất truyền thống sẽ được thực hiện bởi tàu ngầm lớp Virginia trang bị module vũ khí với khả năng phóng 40 quả Tomahawk. Dù mang ít tên lửa hơn tàu ngầm lớp Ohio, lớp Virginia có thể phân phối hỏa lực đều hơn cho toàn hạm đội, phù hợp với hầu hết các kịch bản chiến tranh của Mỹ, trừ trường hợp nổ ra Thế chiến III.

Cho đến lúc đó, 4 chiếc SSGN lớp Ohio vẫn là các tàu ngầm mang nhiều tên lửa hành trình nhất thế giới, cung cấp công cụ hữu hiệu để đối phó với chiến lược chống xâm nhập/tiếp cận khu vực (A2/AD) của đối phương, chuyên gia quân sự Sebastien Roblin kết luận.

Theo VNE

tin mới

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.