Qatar cứng rắn, Mỹ lùi lại

Dù vẫn đang xem xét bản danh sách 13 yêu cầu của 4 nước Ả Rập, Qatar hôm 24/6 tuyên bố những yêu sách này "không thỏa đáng và không thể thực hiện".

"Chúng tôi đang xem xét và sẽ có phản hồi chính thức từ Bộ Ngoại giao" – ông Saif al-Thani, giám đốc Văn phòng Thông tin chính phủ Qatar, nói với Reuters

Cũng theo thông cáo của ông al-Thani, bản danh sách trên "không đáp ứng" được kêu gọi của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trước đó – đó là Ả Rập Saudi và các nước khác nên đưa ra những yêu cầu "thỏa đáng và có thể làm được".

Trước đó một ngày, Ả Rập Saudi, Ai Cập, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) gửi đến Qatar bản danh sách 13 việc Doha cần làm để chấm dứt cuộc khủng hoảng ngoại giao hiện nay. Trong số các yêu cầu nổi bật là đóng cửa đài Al Jazeera, cắt đứt quan hệ với Iran, đóng cửa một căn cứ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, cắt quan hệ với nhóm Anh em Hồi giáo, ngừng tài trợ cho bất kỳ tổ chức cực đoan nào bị Mỹ liệt vào danh sách khủng bố…

oha đang kẹt trong cuộc khủng hoảng ngoại giao kéo dài 2 tuần qua. Ảnh: Reuters
Doha đang kẹt trong cuộc khủng hoảng ngoại giao kéo dài 2 tuần qua. Ảnh: Reuters

Bất chấp những yêu sách "khó nhằn" trên, Qatar hôm 23-6 khẳng định họ có thể "sống sót vô thời hạn". "Tôi đảm bảo rằng tình hình của chúng tôi rất ổn. Qatar có thể tiếp tục như vậy mãi mãi mà không gặp vấn đề gì" – ông Meshal bin Hamad Al Thani, đại sứ Qatar tại Mỹ, nói với hãng tin AP. Cũng theo ông này, Qatar không hề bị áp lực phải giải quyết nhanh cuộc khủng hoảng.

Dù bị các láng giềng đặt ra hạn chót 10 ngày để có câu trả lời cuối cùng song trước mắt, các quan chức Qatar lặp lại quan điểm trước đó của họ: Không đàm phán trừ khi các nước Ả Rập dỡ bỏ trừng phạt trước.

Nếu Qatar phớt lờ hạn chót, các nước Ả Rập đánh tín hiệu sẽ tiếp tục phong tỏa Qatar cả trên bộ, trên biển và trên không vô thời hạn. Đại sứ UAE tại Mỹ, ông Yousef al-Otaiba, tuyên bố trừng phạt sẽ được duy trì cho tới khi có giải pháp dài hạn. Tuy nhiên, ông này nhấn mạnh trừng phạt chỉ trên lĩnh vực kinh tế và ngoại giao, tuyệt đối không dính tới quân sự.

Tình hình có vẻ tạm ổn sau khi Qatar tìm được các nguồn nhập khẩu thực phẩm từ Thổ Nhĩ Kỳ, Iran… song theo ông Fawaz Gerges, chuyên gia về Trung Đông tại Trường Kinh tế London (Anh), "4 nước kia có thể chờ, còn Iran thì không". "Khủng hoảng kéo dài sẽ đe dọa gia tộc cầm quyền ở Qatar" – ông giải thích.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng vua Ả Rập Saudi và tổng thống Ai Cập hồi tháng 5. Ảnh: EPA
Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng vua Ả Rập Saudi và tổng thống Ai Cập hồi tháng 5. Ảnh: EPA

Mỹ: Đó là "chuyện gia đình"

Sau khi các nước Ả Rập ra tối hậu thư, người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer hôm 23-6 nói: "Chúng tôi tin rằng đó là vấn đề gia đình mà các nước liên quan nên giải quyết với nhau".

Theo đài BBC, tuyên bố của ông Spicer nhằm xóa mờ vai trò của chính quyền Tổng thống Donald Trump trong cuộc khủng hoảng hiện nay. 

Giới phân tích cho rằng trong chuyến thăm Trung Đông hồi tháng 5, ông Donald Trump đã tạo ra ấn tượng là ông ấy chọn phe Ả Rập Saudi. Sau chuyến thăm này, Riyadh ra tay mạnh chưa từng thấy với Qatar.

Theo NLĐ

tin mới

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.