Nghị sĩ Mỹ bắt tay 'chặn' ông Trump trong vấn đề Nga

Các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa đã nhất trí về lệnh trừng phạt mới nhắm vào Nga, Iran, Triều Tiên và ngăn chặn từ trước các nỗ lực dỡ bỏ cấm vận (nếu có) của Tổng thống Donald Trump.

Nghị sĩ Mỹ bắt tay 'chặn' ông Trump trong vấn đề Nga
Lãnh đạo phe đa số tại Hạ viện Kevin McCarthy - Ảnh: Reuters

Hãng tin Reuters ngày 23-7 dẫn lời ông Kevin McCarthy, lãnh đạo phe đa số tại Hạ viện Mỹ xác nhận thông tin trên.

Dự luật chống lại các hành động gây bất ổn của Iran được thông qua tại Thượng viện Mỹ cách đây 1 tháng. Tuy nhiên nó đã được tổ chức lại tại Hạ viện sau khi các hạ nghị sĩ Cộng hòa đề nghị bổ sung thêm các biện pháp trừng phạt Triều Tiên.

Theo dự luật này, ông Trump sẽ phải đệ trình báo cáo lên Quốc hội các hành động đề xuất sẽ "thay đổi đáng kể" chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nga. Những "thay đổi đáng kể" này rất rộng và cụ thể, bao gồm cả việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt hoặc trả lại hai cơ sở ngoại giao của Nga ở Mỹ bị Washington phong tỏa hồi năm ngoái.

Trong trường hợp này, Quốc hội (Hạ viện và Thượng viện) sẽ có ít nhất 30 ngày để thảo luận, điều trần và tổ chức bỏ phiếu ủng hộ hay bác bỏ các đề xuất thay đổi của tổng thống.

Ông McCarthy cho biết Hạ viện sẽ tiến hành bỏ phiếu vào ngày 25-7 về các biện pháp trừng phạt tổng hợp nhắm vào ba nước này. Vị này nhấn mạnh trừng phạt là cách "để buộc họ chịu trách nhiệm cho các hành động nguy hiểm của mình".

Nga hiện đang bị Mỹ trừng phạt sau sự kiện sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014. Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama trước khi rời nhiệm sở đã ra lệnh trục xuất các nhà ngoại giao của Matxcơva, đóng cửa hai cơ sở ngoại giao Nga với cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016. 

Kể từ khi ông Trump nhậm chức, nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ tiếp tục phủ bóng nhiệm kỳ của ông với một loạt cuộc điều tra và điều trần được tiến hành.

Lãnh đạo phe Dân chủ tại Hạ viện, bà Nancy Pelosi gọi các bước đi của Nga ở châu Âu và Mỹ là "thái quá và không thể chấp nhận được". "Chúng ta bắt buộc cần phải có các biện pháp chế tài mạnh mẽ càng sớm càng tốt", bà Pelosi nói.

Tuy nhiên, vị này cho rằng đưa thêm Triều Tiên vào dự luật có thể sẽ kéo dài thời gian nó được thông qua tại Thượng viện. 

Trong một tuyên bố chung, ông McCarthy và ông Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ viện, khẳng định dự luật sửa đổi sẽ "giúp tăng cường an ninh năng lượng cho các đồng minh châu Âu của Mỹ bằng cách duy trì sự tiếp cận các nguồn năng lượng chủ chốt ngoài Nga".

Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Chuck Schumer, nói một dự luật trừng phạt mạnh mẽ là điều cần thiết và bày tỏ hi vọng hai phe Cộng hòa và Dân chủ tại lưỡng viện sẽ nhanh chóng thông qua.

"Một Quốc hội gần như thống nhất đã sẵn sàng gửi cho Tổng thống Nga Vladimir Putin thông điệp thay mặt cho tất cả người dân và đồng minh Mỹ. Việc chúng ta cần bây giờ là cần Tổng thống Trump chuyển tải thông điệp đó", Thượng nghị sĩ Ben Cardin, lãnh đạo phe Dân chủ tại Ủy ban đối ngoại Thượng viện, tuyên bố đầy ẩn ý.

Theo tuoitre.vn

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.