Cặp đôi tuổi teen yêu nhau ở Pakistan bị gia đình gí điện đến chết

Để giữ “danh dự gia đình”, các vị cao niên trong bộ lạc hạ lệnh giết chết một cặp đôi tuổi teen trót đem lòng yêu nhau. Nạn nhân bị giết bằng điện.

Thi thể của cặp đôi người Pakistan này đã được giới chức khai quật vào thời điểm một tháng sau khi mai táng. Nạn nhân vụ sát hại là cô bé Bakht Jan (15 tuổi) và cậu bạn trai Rehman (17 tuổi).

tan nhan cap doi teen yeu nhau o pakistan bi gia dinh gi dien den chet hinh 1
Cảnh sát tiến hành khai quật thi thể của cặp đôi tuổi teen. Ảnh: Rehman.

Các bác sĩ, cảnh sát và quan tòa địa phương đã có mặt bên mộ của hai người ở thành phố Karachi.

Cảnh sát cho hay, thi thể của hai nạn nhân có những dấu hiệu của việc hành quyết bằng điện và tra tấn.

Theo cảnh sát, cặp đôi này định bỏ trốn nhưng hai gia đình của họ đã phát hiện ra và các vị cao niên trong bộ lạc ra lệnh phải giết chết cặp đôi để bảo vệ danh dự của gia đình.

Theo phóng viên thường trú của BBC tại Islamabad, gần như hiếm khi nghe thấy về việc hành quyết bằng điện trong các vụ gọi là “giết người để giữ danh dự” cho gia đình ở Pakistan.

Nhà chức tránh đã bắt giữ bốn người, bao gồm hai người cha của cặp đôi bị giết. Cảnh sát đang cố gắng truy tìm vị trí của các thủ lĩnh hội đồng bộ lạc (còn gọi là jirga) nơi xảy ra án mạng.

Cảnh sát trưởng ở khu vực này, Rao Anwaar, nói với truyền thông rằng họ đã được mật báo về vụ sát hại và nơi chôn cất các nạn nhân.

Ông Anwaar cho biết, các thi thể được khai quật ở nghĩa trang Mauladad vào hôm 13/9. Theo ông này, các dấu hiệu của điện giật xuất hiện trên tay, ngực, và chân của các nạn nhân.

Bác sĩ Ahmed Abbasi xác nhận với tờ báo Dawn rằng có thể thấy được các dấu hiệu của sốc điện và tra tấn trên cả hai cơ thể nạn nhân.

Những người liên đới trong vụ việc này thuộc về bộ lạc Pashtun Safi ở vùng tây bắc Mohmand.

Ban đầu các gia đình đã dàn xếp với nhau là tổ chức đám cưới. Nhưng sau đó hội đồng jirga bác bỏ cách dàn xếp này và quyết định giết cặp đôi trẻ tuổi để lấy đó làm “bài học cho kẻ khác”.

Nhân viên cảnh sát Aman Marwat nói với BBC rằng những người họ hàng bị bắt khai rằng “cả hai nạn nhân đã bị chuốc mê, trói vào một cái giường rồi gí điện đến chết”.

Trong khi đó, nhân viên cảnh sát Ghulam Asghar Shaikh nói với tờ Dawn rằng cả cô gái và chàng trai bỏ nhà ra đi vào ngày 14/8 và ở nhờ nhà một người họ hàng tại Sherpao Colony với ý định sẽ tự kết hôn. Tuy nhiên người họ hàng này đã báo cho cha mẹ của hai nạn nhân và họ đã bắt được con cái của mình.

Sau đó một hội đồng jirga gồm 30-35 thành viên đã được triệu tập. Kết quả là cô gái bị hành quyết bằng điện vào đêm 15/8. Còn chàng trai bị gí điện đến chết vào sáng 16/8.

Hiện hầu hết các thành viên của hội đồng bộ lạc đang lẩn trốn.

Các nhóm nhân quyền cho biết, các vụ giết người vì danh dự đang gia tăng ở Pakistan. Đa số các nạn nhân là nữ.

Ở Pakistan vào năm 2015 có tới gần 1.100 phụ nữ bị người thân sát hại vì cáo buộc đã làm ô uế danh dự gia đình, theo một báo cáo vào tháng 4/2016 của Ủy ban Nhân quyền Pakistan./.

Theo VOV

tin mới

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.