'Ẩn số Mỹ' tại Astana

(Baonghean) - Theo kế hoạch, cuộc đàm phán hòa bình cho Syria dưới sự bảo trợ của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ diễn ra tại thủ đô Astana của Kazakhstan vào ngày 23/1 tới. Thế nhưng hiện nay, việc Mỹ có tham dự cuộc đàm phán này hay không vẫn chưa được xác thực một cách chắc chắn...

Lời mời thiếu chắc chắn

Hàng loạt các hãng truyền thông khu vực như Anadolu, Al Jazeera, Middle East Eye… cuối tuần qua đồng loạt đưa tin về việc Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã nhất trí về việc cần phải mời Mỹ tham gia cuộc đàm phán hòa bình cho Syria tại Astana sắp tới.

Tờ Washington Post còn đưa thông tin cụ thể hơn rằng Đại sứ Nga tại Washington là ông Sergey Kislyak đã gửi lời mời tham dự tới ông Michael Flynn - cố vấn an ninh quốc gia được Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chỉ định qua một cuộc điện đàm.

Tuy nhiên, toàn bộ những thông tin về việc Nga và Thổ Nhĩ Kỳ mời Mỹ tham dự cuộc đàm phán tại Astana đều được trích dẫn từ ý kiến của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tại một cuộc họp báo tại Geneva, Thụy Sĩ mà chưa hề có sự xác nhận chính thức của Nga. Bản thân Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 14/1 cũng khẳng định chưa nhận được lời mời chính thức. 

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu xác nhận việc Thổ Nhĩ Kỳ và Nga mời Mỹ tham dự đàm phán ở Astana (AFP).
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu xác nhận việc Thổ Nhĩ Kỳ và Nga mời Mỹ tham dự đàm phán ở Astana (AFP).

Thông tin ít ỏi từ phía Nga có được cho đến thời điểm này chỉ là thái độ thận trọng của người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 13/1 khi cho biết:  “Tôi chưa thể nói gì về việc mời Mỹ tham dự cuộc đàm phán”, kèm theo quan điểm chung chung rằng Nga mong muốn thành phần cuộc đàm phán có thể mở rộng tới tất cả các bên có vai trò trong việc đạt tới một giải pháp chính trị tại Syria.

Theo các nhà phân tích, dù Nga được xác định đang “làm chủ cuộc chơi” tại chiến trường Syria, song việc nước này “nâng lên, đặt xuống” trong quyết định gửi lời mời đến Mỹ cho thấy Nga đang tính toán rất kỹ lưỡng việc xác lập ranh giới cho vai trò của Mỹ tại Syria. 

Nga không thể “lờ” Mỹ

Cuộc hòa đàm giữa các bên xung đột tại Syria dưới sự bảo trợ của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đã được lên kế hoạch vào ngày 23/1 tới tại thủ đô Astana, có sự tham gia của các lực lượng Chính phủ Syria và 7 nhóm vũ trang đối lập với khoảng 60.000 tay súng, không bao gồm nhóm khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng và các tay súng thuộc Mặt trận Al-Nusra cũ có liên hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda.

Cuộc hòa đàm này diễn ra sau một lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ ngày 30/12 trên toàn lãnh thổ Syria giữa chính quyền Syria và các nhóm nổi dậy, do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất. Điều đáng nói là lệnh ngừng bắn không hề có sự can dự của Mỹ đang được dư luận đánh giá là hiệu quả hơn 2 lệnh ngừng bắn từng được Nga và Mỹ bảo trợ trước đó là lệnh ngừng bắn hồi tháng 2/2016 và tháng 9/2016.

Việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc hoan nghênh và ủng hộ những nỗ lực của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm chấm dứt bạo lực ở Syria và tái khởi động một tiến trình chính trị cũng phần nào cho thấy vị thế “bên lề” của Mỹ sau nhiều năm can thiệp sâu vào Syria, nhằm mục tiêu lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al Assad. Ngay quyết định đưa cuộc đàm phán hòa bình về Astana của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một tính toán đầy chiến lược nhằm gián tiếp “gạt” vai trò của Mỹ trong vấn đề này. 

Thế nhưng, khi chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến thời điểm diễn ra cuộc đàm phán, những thông tin về việc Nga gửi lời mời tham dự tới Mỹ cho thấy, có lẽ Nga hiểu rằng không thể “lờ” hoàn toàn vai trò của Mỹ. Thứ nhất, dù Mỹ thời gian qua đã đánh mất thế chủ động tại Syria vào tay Nga, nhưng điều đó không có nghĩa là Mỹ không còn chút ảnh hưởng nào tới các lực lượng đối lập trên chiến trường Syria. 

Đàm phán Astana được trông đợi sẽ mang lại hòa bình cho Syria sau 6 năm chiến sự (Daily News).
Đàm phán Astana được trông đợi sẽ mang lại hòa bình cho Syria sau 6 năm chiến sự (Daily News).

Thứ hai, như lời Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, cuộc đàm phán tại Astana chỉ là một phần bổ sung, chứ không nhằm thay thế cho cuộc đối thoại tại Geneva, Thụy Sĩ – vốn được Liên Hợp quốc hậu thuẫn và diễn ra vào tháng 2, tiếp sau cuộc đàm phán tại Astana.

Mỹ chắc chắn sẽ là một bên không thể thiếu tại Geneva, bởi vậy sự đồng thuận xuyên suốt của Mỹ từ Astana tới Geneva sẽ gia tăng khả năng các bên đạt được thỏa thuận về một lộ trình chính trị cho Syria. Ngoài ra, còn một yếu tố không thể không nhắc đến sau tính toán này của Nga, đó là sự tham gia của Mỹ tại Astana sẽ là dấu hiệu đầu tiên cho sự tăng cường hợp tác giữa Nga và Mỹ dưới thời chính quyền mới của ông Donald Trump. 

Ẩn số từ phía Mỹ

Trong một cuộc họp báo gần đây, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, Mỹ đang nỗ lực thúc đẩy cuộc đàm phán tại Astana và hy vọng cuộc đàm phán sẽ tạo ra một bước tiến mới nhằm mang lại hòa bình cho Syria.

Còn kể từ sau đó, Mỹ hầu như chưa có động thái nào nhằm chứng tỏ vai trò của mình ở Astana ngoài việc thỉnh thoảng điện đàm với các Ngoại trưởng Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Ả rập về các nỗ lực ngừng bắn, và đôi khi có cuộc hội đàm với phe đối lập. 

Cuộc đàm phán hòa bình tại Astana sẽ diễn ra 3 ngày sau khi ông Donald Trump chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ. Đây được xem là “phép thử” đầu tiên về cách xử lý mối quan hệ với Nga của ông Donald Trump.  Đến nay, đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông Trump cũng không để lộ dấu hiệu rõ ràng nào về dự định với Syria.

Dù ông Donald Trump đang “gặp khó” sau khi công nhận sự can dự của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua, song ông vẫn tuyên bố Nga và Mỹ có thể hợp tác trên “một số mặt trận”. Theo giới phân tích, “một số mặt trận” mà ông Trump ám chỉ có thể bao gồm Syria. Dù vậy, mọi kịch bản vẫn chỉ là dự đoán, và “ẩn số Mỹ” chỉ có thể được giải một cách chính xác tại Astana vào ngày 23/1 tới. 

Thúy Ngọc

tin mới

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.