Bên trong tổng hành dinh diệt IS của Nga

Trung tâm Điều hành Quốc phòng được xây dựng với mục tiêu trở thành một tổng hành dinh chỉ huy mọi hoạt động quân sự của các lực lượng Nga trên toàn cầu, bao gồm cả chiến dịch không kích Nhà nước Hồi giáo ở Syria.

Ngay sau khi thông tin về việc chiếc máy bay thuộc hãng hàng không giá rẻ Kogalymavia (Metrojet) của Nga rơi trên bán đảo Sinai, Ai Cập, hồi cuối tháng trước được xác nhận, địa điểm đầu tiên mà Tổng thống Nga Vladimir Putin dừng chân chính là Trung tâm Điều hành Quốc phòng (NCDC). Đây là một trung tâm chỉ huy hiện đại, với ba tầng, được xây dựng kiên cố, có mức đầu tư lên tới hàng tỷ USD, theo Washington Post.

Tổng thống Nga Putin (thứ hai từ phải sang) cùng Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu (thứ ba từ phải sang) ngày 19/12/2014 có mặt tại phòng điều hành của NCDC trong một cuộc họp với các tướng lĩnh quân đội ở Moscow. Ảnh: AP
Tổng thống Nga Putin (thứ 2 từ phải sang) cùng Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu (thứ 3 từ phải sang) ngày 19/12/2014 có mặt tại phòng điều hành của NCDC trong một cuộc họp với các tướng lĩnh quân đội ở Moscow. Ảnh: AP

Trên các màn hình lớn như ở rạp chiếu phim là hình ảnh của những oanh tạc cơ chiến lược tầm xa Nga xuất kích từ các căn cứ không quân ở Syria đi thực hiện nhiệm vụ dội bom Nhà nước Hồi giáo (IS). Tất cả đều được truyền về trực tiếp. Ông Putin ra lệnh cho các chỉ huy tại Syria "liên lạc với Pháp và hợp tác với họ như những đồng minh". Đây cũng là nơi lệnh phóng tên lửa hành trình từ tàu chiến Nga trên Biển Caspian nhằm vào các mục tiêu IS ở Syria được phát đi.

NCDC được thiết kế để trở thành trung tâm đầu não mới của quân đội, giúp điều phối hoạt động của các lực lượng Nga trên toàn cầu, bao gồm cả việc phóng tên lửa hành trình hay triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược.

Tòa nhà có quy mô tương đương Trung tâm Chỉ huy Quân sự Mỹ, song theo một hãng thông tấn nhà nước Nga miêu tả thì cơ sở này hoàn toàn "vượt trội" so với các cơ sở tương tự của Mỹ.

NCDC được xây dựng tại khu vực Frunze Naberezhnaya, gần sông Moscow, chỉ cách Quảng trường Đỏ khoảng 3 km. Tòa nhà được cho là nằm bên trên một hệ thống đường hầm tương đối lắt léo. Quá trình thi công hoàn thành vào năm 2014. Công trình này là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa quân đội Nga với chi phí lên tới hàng trăm tỷ USD.

Khu phức hợp cũng sở hữu một bãi đáp trực thăng có khả năng tiếp nhận trực thăng vận tải Mi-8 của Nga. Trong trường hợp chiến tranh xảy ra, NCDC sẽ biến thành trung tâm truyền thông, liên lạc hàng đầu của quốc gia. Một chỉ huy quân đội Nga còn so sánh NCDC với các trụ sở quân sự của Liên Xô trong Thế chiến II.

Một cuộc họp bàn về hoạt động của quân không Nga ở Syria diễn ra tại NCDC hôm 17/11. Ảnh: Reuters
Một cuộc họp bàn về hoạt động của quân không Nga ở Syria diễn ra tại NCDC hôm 17/11. Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết NCDC là một bước đột phá quan trọng trong việc "tạo ra một không gian thông tin duy nhất nhằm giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau cùng lúc vì lợi ích quốc phòng".

Từ Đại hội Quân sự Quốc tế diễn ra tại Nga hồi tháng 8 đến nay, hình ảnh cũng như các thông tin về NCDC đã được công chúng biết đến nhiều hơn thông qua một chiến dịch truyền thông mạnh mẽ.

"Khi tòa nhà này cùng căn phòng này được mở ra một năm trước, tôi phần nào cảm thấy choáng ngợp. Vâng, nó trông vô cùng thuyết phục. Và có lẽ đây là thứ mà Lầu Năm Góc chỉ dám nghĩ đến trong mơ", Andrei Kolesnikov, phóng viên chuyên đưa tin về Tổng thống Nga Putin 15 năm qua, ca ngợi NCDC khi tới đây dự một buổi họp diễn ra hôm 17/11. Sự kiện này được phát nổi bật trên kênh truyền hình quốc gia Nga.

"Nhưng tại sao? Ai lại cần đến những màn hình lớn bằng cả một sân bóng cỡ nhỏ như thế này và cả khán đài cho người xem nữa?", Kolesnikov đặt câu hỏi với khán giả truyền hình. "Và đây là câu trả lời. Mọi ghế trống đều đã kín. Người xem là toàn bộ những tướng lĩnh quân đội cấp cao của Nga. Hay có thể ví đây như băng ghế khởi động, nơi mà mọi người luôn sẵn sàng để lao ra chiến trường bất cứ lúc nào".

NCDC nhìn từ trên cao. Đồ họa: Washington Post
NCDC nhìn từ trên cao. Đồ họa: Washington Post
Theo VNE

tin mới

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.