Dâng hương tưởng niệm cụ Phan Bội Châu tại thành phố Huế

(Baonghean.vn) - Nằm trong hoạt động chuẩn bị khởi công xây dựng Khu tưởng niệm Nhà yêu nước Phan Bội Châu tại Nghệ An, sáng 2/8, Ban quản lý Di tích danh thắng Nghệ An phối hợp với Hội Cựu học sinh Trường THPT chuyên Phan Bội Châu đã đến dâng hương, tưởng niệm tại Khu Di tích lưu niệm Phan Bội Châu tại thành phố Huế.

Khuôn viên Khu Di tích lưu niệm Phan Bội Châu tại thành phố Huế.
Khuôn viên Khu Di tích lưu niệm Phan Bội Châu tại thành phố Huế.

Khu Di tích lưu niệm Phan Bội Châu là nơi cụ Phan sinh sống trong thời gian từ năm 1926 – 1940, giai đoạn cụ bị thực dân Pháp và tay sai giam lỏng. Với tấm lòng trung kiên, ái quốc, tại đây Sào Nam – (tên gọi khác của cụ Phan Bội Châu) tiếp tục kêu gọi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân. Sau khi Phan Bội Châu mất (29/10/1940), năm 1941 cụ Huỳnh Thúc Kháng đã đứng ra xây lăng mộ và nhà thờ tưởng niệm cụ Phan.

Phần mộ cụ Phan Bội Châu.
Phần mộ cụ Phan Bội Châu.
Đoàn dâng hương trước phần mộ Nhà yêu nước Phan Bội Châu.
Đoàn dâng hương trước phần mộ Nhà yêu nước Phan Bội Châu.

Với tấm lòng ngưỡng mộ và tri ân sâu sắc đối với Nhà yêu nước, chí sỹ cách mạng Phan Bội Châu, đoàn công tác đến từ Nghệ An đã dâng hương tưởng niệm người con kiệt xuất của quê hương Nghệ An. Đồng thời thỉnh báo với anh linh cụ Phan về việc tỉnh Nghệ An sẽ khởi công xây dựng Nhà tưởng niệm cụ tại quê hương Nam Đàn. Công trình được xây dựng bởi sự đóng góp của các cựu học sinh trường Phan Bội Châu và sự hỗ trợ của UBND tỉnh. Dự kiến Nhà tưởng niệm  sẽ chính thức được khởi công vào ngày 11/8/2015.

Dưới đây là một số hình ảnh về Nhà yêu nước Phan Bội Châu tại thành phố Huế:

Phần mộ cụ Phan Bội Châu nằm trong một quần thể di tích được thiết kế rất thẩm mỹ.
Phần mộ cụ Phan Bội Châu nằm trong một quần thể di tích được thiết kế rất thẩm mỹ.
Tại khuôn viên Khu di tích có phần mộ của ông Phan Nghi Đệ và vợ là Bùi Thị Em - con trai thứ và con dâu cụ Phan.
Tại khuôn viên Khu di tích có phần mộ của ông Phan Nghi Đệ và vợ là Bùi Thị Em - con trai thứ và con dâu cụ Phan.
Tại đây còn có cả mộ phần của Nhà yêu nước Tăng Bạt Hổ.
Tại đây còn có cả mộ phần của Nhà yêu nước Tăng Bạt Hổ.
Trong khuôn viên di tích còn có
Trong khuôn viên di tích còn có Bia kỷ niệm quan hệ giao lưu Việt - Nhật từ phong trào Đông Du được cụ Phan phát động đầu thế kỷ 20.
Mỗi hiện vật trong Khu di tích đều gắn với cuộc đời hoạt động yêu nước sôi nổi của cụ Phan.
Mỗi hiện vật trong Khu di tích đều gắn với cuộc đời hoạt động yêu nước sôi nổi của cụ Phan.
Tại đây các thành viên trong đoàn công tác được gặp gỡ, trao đổi với ông Phan Thiệu Cát - cháu nội của cụ Phan Bội Châu.
Tại đây các thành viên trong đoàn công tác được gặp gỡ, trao đổi với ông Phan Thiệu Cát - cháu nội của cụ Phan Bội Châu.
Mọi người được nghe giới thiệu về cuộc đời hoạt động của cụ Phan Bội Châu.
Mọi người được nghe giới thiệu về cuộc đời hoạt động của cụ Phan Bội Châu.
Ông Phan Thiệu Cát giới thiệu về cuộc đời cụ Phan Bội Châu.
Ông Phan Thiệu Cát giới thiệu về cuộc đời cụ Phan Bội Châu.
Tại khuôn viên Khu di tích có Nhà trưng bày hiện vật, hình ảnh về cụ Phan Bội Châu
Tại khuôn viên Khu di tích có Nhà trưng bày hiện vật, hình ảnh về cụ Phan Bội Châu
Đoàn đã tham quan công viên
Đoàn tham quan bức tượng cụ Phan Bội Châu đặt bên sông Hương, cầu Trường Tiền (TP Huế).
Bức tượng do Kiến trúc sư Lê Thành Nhơn
Bức tượng do Kiến trúc sư Lê Thành Nhơn đúc năm 1974 với sự đóng góp của học sinh, trí thức trên cả nước lúc bấy giờ. Bức tượng cao khoảng 4,5m, nặng hơn 6 tấn được đúc bằng đồng. Trước năm 2012, bức tượng đặt tại Khu Di tích lưu niệm cụ Phan Bội Châu (số 119 - đường Phan Bội Châu)
Đoàn cũng đã đến thăm nghĩa trang mang tên cụ Phan Bội Châu
Đoàn cũng đã đến thăm nghĩa trang mang tên cụ Phan Bội Châu tọa lạc trên đồi Quảng Tế - xã Thủy Xuân (TP Huế). Nghĩa trang được cụ Phan lập nên để những người yêu nước, có tinh thần dân tộc được an nghỉ.
Tại đây có phần mộ của Mặc sỹ
Tại đây có phần mộ của ông Nguyễn Huy Nhu (Nghi Lộc - Nghệ An), Tiến sỹ khoa Bính Dần, nguyên Giáo sư Hán học Viện Đại học Huế.
Có phần mộ của Nhà văn Hải Triều (Nguyễn Khoa Văn) và nhiều chiến sỹ cách mạng khác.
Có phần mộ của Nhà văn Hải Triều (Nguyễn Khoa Văn) và nhiều chiến sỹ cách mạng khác.

Đào Tuấn

tin mới

Ban Tổ chức Tỉnh ủy hỗ trợ bão lụt tại huyện Quỳ Châu

Ban Tổ chức Tỉnh ủy hỗ trợ lũ lụt tại huyện Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Ngày 3/10, đoàn công tác của Ban Tổ chức Tỉnh ủy do đồng chí Lê Đình Lý - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng Ban làm trưởng đoàn đã về huyện Quỳ Châu để trao quà ủng hộ cho các đơn vị, cá nhân bị thiệt hại do đợt lũ vừa qua.

Vì sao công trình Trường Mầm non Cửa Nam (TP. Vinh) chưa thể khởi công?

Vì sao công trình Trường Mầm non Cửa Nam (TP. Vinh) chưa thể khởi công?

(Baonghean.vn) - Vì lý do chật chội, phải học ở điểm trường lẻ, nên từ tháng 2/2022, khu đất Trường Mầm non Cửa Nam (cũ) và Nhà văn hoá phường Cửa Nam đã được bán đấu giá thành công để lấy tiền xây dựng trường mới. Thế nhưng đến nay, sau gần 2 năm, điểm trường mới vẫn chưa được xây dựng.

Nghệ An cấm cho thuê hội trường xã, nhà văn hóa xóm để giới thiệu sản phẩm, bán hàng

Nghệ An cấm cho thuê hội trường xã, nhà văn hóa xóm để giới thiệu sản phẩm, bán hàng

(Baonghean.vn) -UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các địa phương trên địa bàn tuyệt đối không cho các doanh nghiệp, cá nhân thuê, mượn hội trường UBND phường, xã, thị trấn; nhà văn hóa khối, xóm, bản, các sân vận động để tổ chức giới thiệu sản phẩm, bán hàng, tổ chức hội thảo kết hợp bán hàng.

Đi tìm phố Tây Thành Vinh

Có một phố Tây ở thành Vinh

(Baonghean.vn) - Rất nhiều người sống ở Vinh không biết đến sự khác biệt của góc phố này. Bởi lẽ, góc phố chỉ thật sự “thức giấc” khi phần còn lại của thành phố “đi ngủ”. Góc phố đó được tạo nên bởi những gam màu độc đáo của tuổi trẻ, của hoài niệm, của văn hóa giao thoa.

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Được ví như những người “truyền lửa” thắp sáng những giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số, hiện những người cao tuổi ở miền Tây xứ Nghệ vẫn ngày đêm trao truyền những giá trị văn hoá của dân tộc mình với mong ước bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau.

Cận cảnh nhan sắc hoa khôi Miss Vinh 2023

Cận cảnh nhan sắc hoa khôi Miss Vinh 2023

(Baonghean.vn) - Thí sinh mang số báo danh 28 - Phạm Thị Thuỳ Trang, người đẹp đến từ Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, đã xuất sắc giành danh hiệu cao nhất của cuộc thi Thanh niên thanh lịch thành phố Vinh - Miss Vinh 2023.

Hàng trăm quà trung thu dành tặng các học sinh dân tộc thiểu số, hoàn cảnh khó khăn

Trao tặng học bổng và quà trung thu đến các học sinh dân tộc thiểu số, hoàn cảnh khó khăn

(Baonghean.vn) -Tối 29/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn và Hội khuyến học tỉnh tổ chức chương trình  “Nhịp cầu yêu thương - Nâng bước em đến trường”, dành tặng những món quà thiết thực tới các em học sinh dân tộc thiểu số, hoàn cảnh khó khăn nhân dịp đầu năm học mới.