Đường tới đỉnh cao quyền lực của nhà lãnh đạo Kim Jong-un

Từ thời niên thiếu, ông Kim Jong-un đã được dạy dỗ trong môi trường học thuật ở nước ngoài trước khi trở thành lãnh đạo tối cao của Triều Tiên và là nguyên thủ trẻ nhất thế giới.


Năm sinh chính xác

Ông Kim Jong-un khi còn nhỏ. Ảnh: Independent
Ông Kim Jong-un khi còn nhỏ. Ảnh: Independent

Ông Kim Jong-un sinh ngày 8/1 và là con trai của cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il và phu nhân Ko Young-hee. Ông có một anh ruột là Kim Jong-chul và em gái Kim Yo-jong.

Hiện vẫn còn nhiều tranh cãi về năm sinh thực sự của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Mặc dù năm sinh của ông được Triều Tiên công bố chính thức là 1982, song nhiều nguồn tin nói rằng năm sinh này trên thực tế đã bị thay đổi vì nhiều lý do mang tính biểu tượng. Một trong số đó là để trùng khớp với 70 năm ngày sinh của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành, ông nội ông Kim Jong-un, và 40 năm ngày sinh của cha ông là cố lãnh đạo Kim Jong-il.

Khi còn nhỏ, ông Kim Jong-un sống cùng bố mẹ và các anh em tại quê nhà. Trong quãng thời gian này, lãnh tụ tối cao của Triều Tiên là ông Kim Nhật Thành. Mặc dù ông Kim Jong-il khi đó đã được công nhận là người thừa kế vị trí lãnh đạo Triều Tiên, song con đường tới chiếc ghế chỉ huy tối cao của con trai ông, Kim Jong-un, vẫn chưa chắc chắn.

Du học Thụy Sĩ

Ông Kim Jong-un (vòng tròn đỏ) chụp ảnh cùng các bạn tại Thụy Sĩ. Ảnh: Independent
Ông Kim Jong-un (vòng tròn đỏ) chụp ảnh cùng các bạn tại Thụy Sĩ. Ảnh: Independent

Sau khoảng thời gian thơ ấu tại Triều Tiên, ông Kim Jong-un được đưa sang Thụy Sĩ để theo học một trường quốc tế nội trú dạy bằng tiếng Anh ở Gumligen, gần Bern. Khi đó, ông Kim Jong-un lấy tên “Pak Un” và đi học với danh nghĩa là con của một nhân viên đại sứ quán Triều Tiên tại Thụy Sĩ.

Các bạn cùng lớp miêu tả ông Kim Jong-un là học sinh trầm lặng và dành phần lớn thời gian ở nhà. Tuy nhiên, ông được khen là người có khiếu hài hước.

“Ông ấy hài hước. Luôn nở nụ cười”, Marco Imhof, bạn học cũ của ông Kim Jong-un, nói với Daily Mirror.

“Ông ấy có khiếu hài hước, hòa nhã với mọi người, kể cả với những học sinh từ các nước thù địch với Triều Tiên. Chính trị là chủ đề cấm kỵ tại trường. Chúng tôi chỉ tranh luận về bóng đá và không nói tới chính trị”, một bạn học khác của ông Kim Jong-un chia sẻ với Welt am Sonntag.

Bóng rổ và thần tượng

Ông Kim Jong-un (vòng tròn đỏ) khi là học sinh tại Thụy Sĩ. Ảnh: Yonhap
Ông Kim Jong-un (vòng tròn đỏ) khi là học sinh tại Thụy Sĩ. Ảnh: Yonhap

Trong những ngày theo học ở Thụy Sĩ, ông Kim Jong-un được cho là treo ảnh của ngôi sao bóng rổ Michael Jordan trên khắp tường nhà. Mặc dù có ngoại hình mập mạp và mới chỉ khoảng 5-6 tuổi nhưng cậu bé Kim Jong-un có khả năng chơi bóng rổ khá tốt. Ngoài ra, ông Kim cũng có sở thích sưu tập giầy thể thao của thương hiệu Nike.

“Ông ấy chơi bóng rổ theo cách cạnh tranh và bùng nổ. Ông ấy là người thích kiến tạo trong lúc chơi. Ông ấy ghét thua cuộc. Việc giành chiến thắng rất quan trọng với ông ấy”, ông Marco Imhof tiết lộ.

Học trường quân sự

Ông Kim Jong-un cùng cha, cố lãnh đạo Kim Jong-il (phải), tới thăm một đơn vị Không quân (Ảnh: Yonhap)
Ông Kim Jong-un cùng cha, cố lãnh đạo Kim Jong-il (phải), tới thăm một đơn vị Không quân Ảnh: Yonhap

Sau khi rời Thụy Sĩ, ông Kim Jong-un quay về Triều Tiên và theo học trường Quân sự Kim Nhật Thành cùng anh trai. Một số nguồn tin cho biết hai anh em ông Kim Jong-un bắt đầu đi cùng cha tới thị sát các khu vực quân sự từ năm 2007.

Khi cố lãnh đạo Kim Jong-il yếu dần đi, ông Kim Jong-un nhanh chóng được thăng cấp lên hàng ngũ lãnh đạo quân đội và chính trị tại Triều Tiên dù khi đó ông có rất ít kinh nghiệm.

Theo BBC, ông Kim Jong-un khi đó bắt đầu được phong hàm tướng bốn sao, giữ chức phó chủ tịch Quân ủy Trung ương thuộc đảng Lao động Triều Tiên và trở thành ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.

Lãnh đạo tối cao

Ông Kim Jong-un lên nắm quyền thay cha từ năm 2011. Ảnh: Reuters
Ông Kim Jong-un lên nắm quyền thay cha từ năm 2011. Ảnh: Reuters

Sau khi cố lãnh đạo Kim Jong-il qua đời do bị đau tim vào ngày 17/12/2011, ông Kim Jong-un thay cha điều hành đất nước, chỉ huy lực lượng quân sự lớn thứ 4 thế giới cùng kho vũ khí hạt nhân và quyền lãnh đạo tối cao tại Triều Tiên. Lên nắm quyền ở độ tuổi 30, ông Kim Jong-un được xem là nguyên thủ trẻ nhất thế giới.

Theo The Australian, trên nấc thang quyền lực, ông Kim Jong-il đã “vượt” anh ruột là Kim Jong-chul - người được cho là quá yếu đuối, và anh cùng cha khác mẹ Kim Jong-nam - người từng có những phát ngôn tiêu cực về chế độ Triều Tiên.

Kết hôn và sinh con

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un và phu nhân Ri Sol-ju. Ảnh: KCNA
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un và phu nhân Ri Sol-ju. Ảnh: KCNA

Tháng 7/2012, truyền thông Triều Tiên đưa tin lãnh đạo Kim Jong-un đã kết hôn với bà Ri Sol-ju, cựu ca sĩ kiêm thành viên đội cổ động, tuy nhiên thời điểm kết hôn không được tiết lộ. Một số nguồn tin nói rằng cặp đôi này kết hôn vào năm 2009 hoặc 2010.

Bà Ri được cho là sinh ra trong một gia đình danh tiếng, mẹ là một bác sĩ và cha là một giáo sư. Trước khi kết hôn với ông Kim Jong-un, bà Ri được cho là học thanh nhạc tại Trung Quốc và tới Hàn Quốc năm 2015 tham gia vào một đội cổ động.

Họ được cho là đã có 3 người con, lần lượt sinh vào năm 2010, 2013 và con út sinh cách đây khoảng 2 năm. Tuy nhiên, truyền thông Triều Tiên chưa bao giờ đề cập đến 3 người con này.

Tình báo Hàn Quốc nói rằng con đầu lòng của ông Kim Jong-un sinh năm 2010 được xác định là con trai. Trong khi đó, một số nguồn tin cho biết hai người con đầu của nhà lãnh đạo Triều Tiên đều là con gái, do vậy cặp đôi đã quyết định tiếp tục sinh thêm con thứ 3 là con trai để kế nghiệp gia đình họ Kim.

Củng cố quyền lực

Lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong-un vẫy chào người dân. Ảnh: Reuters
Lãnh đạo tối cao Triều Tiên Kim Jong-un vẫy chào người dân. Ảnh: Reuters

Kể từ khi lên nắm quyền, ông Kim Jong-un đã quyết tâm xây dựng Triều Tiên trở thành cường quốc hạt nhân đối đầu Mỹ và Hàn Quốc. Dưới thời của ông, Triều Tiên đã tiến hành hàng loạt vụ thử hạt nhân và tên lửa với số lượng nhiều hơn hẳn so với các chính quyền tiền nhiệm của cha và ông nội.

Sau khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền, Triều Tiên phóng vệ tinh đầu tiên lên quỹ đạo vào năm 2012. Sau đó, năm 2013, Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong-un và là vụ thử thứ 3 trong lịch sử Triều Tiên. Tới tháng 9 năm nay, nước này tiếp tục tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch trong vụ thử hạt nhân lần thứ 6 mạnh nhất từ trước đến nay.

Nhiều người Triều Tiên coi ông Kim Jong-un là phiên bản hồi trẻ của lãnh tụ tối cao Kim Nhật Thành. Ông Kim Jong-un không chỉ giống ông nội từ khuôn mặt, tính cách, kiểu tóc mà thậm chí phong cách cũng tương đồng. Tại Triều Tiên, bài hát mang tên “Bước chân” là ca khúc tuyên truyền viết riêng cho ông Kim Jong-un, trong đó kêu gọi người dân “theo sau bước chân của lãnh đạo Kim”.

Theo Dân trí

tin mới

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân