Mỹ đưa 300 lính nhảy dù tới Ukraina

(Baonghean) - Thứ Sáu, ngày 17/4, quân đội Mỹ thông báo khoảng 300 binh lính Mỹ thuộc Binh chủng nhảy dù chiến đấu 173 đã đến Yavoriv thuộc khu vực Lviv, gần biên giới giữa Ukraina và Ba Lan để huấn luyện cho 900 binh lính thuộc lực lượng Vệ binh quốc gia của Ukraina.
Mỹ chuyển giao các loại thiết bị không mang tính sát thương cho Ukraina. 	Ảnh: Reuters
Mỹ chuyển giao các loại thiết bị không mang tính sát thương cho Ukraina. Ảnh: Reuters
Theo kế hoạch, đợt huấn luyện kéo dài trong vòng 6 tháng và những người hướng dẫn sẽ được luân phiên thay đổi 2 tháng 1 lần. Tư lệnh Josse Mendez tuyên bố, các binh lính Mỹ sẽ dạy cho lực lượng Vệ binh quốc gia của Ukraina các kỹ thuật chiến đấu cũng như dạy cách “duy trì và tăng cường tính chuyên nghiệp và chuyên môn của một người lính”. 
Được biết, trong số những binh lính thuộc lực lượng Vệ binh quốc gia Ukraina, có nhiều người trước đây từng là thành viên của lực lượng dân quân tự vệ thuộc phe đối lập và tham gia vào các đợt biểu tình lật đổ cựu Tổng thống Viktor Yanukovych thân Nga ở thủ đô Kiev hồi tháng 2/2014.
Ngay lập tức, Moscow đã đưa ra phản ứng của mình trước sự hiện diện của lực lượng nhảy dù của Mỹ tại khu vực. Hãng tin Ria Novosti dẫn lời của phát ngôn viên của Điện Kremlin - Dmitri Peskov cho biết, “sự hiện diện của các chuyên gia đến từ một nước thứ 3 không phải là một điều thuận lợi cho việc giải quyết cuộc xung đột cũng như không tạo ra một không khí tích cực mà trái lại còn làm cho tình hình trở nên mất ổn định nghiêm trọng”.
Theo thời gian, tình hình ở Ukraina dần trở nên mất kiểm soát sau một loạt các sự kiện như ông Yanukovych bị bãi nhiệm chức vụ Tổng thống vào tháng 2/2014, bán đảo Crimea của Ukraina sáp nhập vào Nga. Và đỉnh điểm nhất là cuộc xung đột đòi ly khai nổ ra tại miền Đông Ukraina khiến hơn 6.000 người thiệt mạng trong vòng 11 tháng qua.
Về phía Nga, Moscow cáo buộc Washington đã khuyến khích các cuộc biểu tình tại Maidan dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền cựu Tổng thống Viktor Yanukovych. Trong khi chính quyền Kiev và phương Tây lại cáo buộc Nga cung cấp vũ khí cho lực lượng đòi ly khai và triển khai lực lượng của mình tại miền Đông Ukraina. Tất nhiên, Nga liên tục phủ nhận những cáo buộc trên.
Mối quan hệ giữa Nga và Mỹ bắt đầu căng thẳng trở lại khi vào ngày thứ 5 vừa rồi, các quan chức cấp cao của Nga cũng đã chỉ trích việc Washington cung cấp tài chính cho các cuộc cách mạng cũng như việc mở rộng của tổ chức NATO với mục đích duy nhất nhằm chống lại sự ảnh hưởng của Nga tại các nước thuộc Liên Xô cũ.
Chu Thanh 
Theo Le Monde 17/4

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.