Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ tạo 'tiền lệ xấu' cho Triều Tiên

(Baonghean.vn)- Theo bài viết đăng tải ngày 22/9 trên tờ Trung Quốc Nhật báo (China Daily), tờ báo tiếng Anh lớn nhất của Trung Quốc, Mỹ sẽ không chỉ làm suy giảm độ đáng tin của chính mình nếu nước này rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, mà còn khiến việc theo đuổi đối thoại với Triều Tiên thêm khó khăn.

 Một người đàn ông Iran cầm tờ báo có in hình ảnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
Một người đàn ông Iran cầm tờ báo có in hình ảnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP

Cụ thể, bài viết cho rằng nếu Washington hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran, vốn được ký kết theo đúng mục tiêu của Mỹ, điều này không chỉ là gây bẽ mặt cho nước này, mà còn phát đi thông điệp rằng kể cả khi Bình Nhưỡng sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán, thì “Mỹ không thể được tin tưởng sẽ tuân theo bất kỳ thỏa thuận nào đạt được”.

Tờ này nêu rõ: “Việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ không chỉ làm hủy hoại độ đáng tin của chính mình, mà còn giáng một đòn mạnh vào nỗ lực không làm giàu vũ khí hạt nhân của cộng đồng quốc tế, đồng thời tạo ra tiền lệ xấu hủy hoại các nỗ lực đa quốc gia trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho sự bế tắc trong cuộc khủng hoảng trên Bán đảo Triều Tiên hiện nay thông qua thương lượng”. 

Căn cứ theo luật do Quốc hội Mỹ thông qua, định kỳ 90 ngày/lần, Tổng thống Mỹ phải xác nhận việc Tehran có tuân thủ thỏa thuận hạt nhân hay không.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: AP
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: AP

Thời gian qua, Tổng thống Trump luôn tuyên bố sẵn sàng từ bỏ thỏa thuận này. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng bày tỏ sự không hài lòng với cái gọi là “điều kiện kèm theo”, cho phép Iran nối lại phần nào việc làm giàu hạt nhân từ năm 2025 trở đi.

Tờ China Daily cho rằng: “Ông ấy quên rằng ngoại giao là một nghệ thuật, là việc cho và nhận, và thỏa thuận này là một sự thỏa hiệp có thể bị bế tắc với quan điểm thắng ăn tất”. Tờ này nhận xét: “Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Mỹ đã kêu gọi tất cả các nước tôn trọng quyền của các nước khác. Ông ấy đáng nhẽ nói phải đi đôi với làm. Các nước khác có quyền hi vọng Mỹ thực hiện đúng thỏa thuận mà nước này đã ký. Với tư cách Tổng thống Mỹ, ông Trump cần tôn trọng quyền này”./.

Lan Hạ

(Theo CNBC)

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.