Mỹ tuyên bố tẩy chay Hội nghị Giải trừ quân bị LHQ

Mỹ sẽ không cử đại sứ tham dự các cuộc họp của Hội nghị Giải trừ quân bị của Liên hợp quốc trong thời gian Iran làm chủ tịch luân phiên.

Đây là tuyên bố của Chính phủ Mỹ đưa ra ngày 13/5 nhằm phản đối cái mà Washington cho là "vai trò không thích hợp" của Tehran trong Liên hợp quốc liên quan đến các lệnh trừng phạt đang nhằm vào quốc gia này.

Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad. (Ảnh: AFP)

Theo thứ tự bảng chữ cái, Iran sẽ chính thức giữ chức chủ tịch luân phiên của Hội nghị Giải trừ quân bị trong thời gian từ ngày 27/5 đến 23/6 tới.

Phản ứng trước sự kiện này, người phát ngôn của Phái bộ Mỹ tại Liên hợp quốc Erin Pelton cho rằng việc Iran, nước đang phải chịu các lệnh trừng phạt quốc tếliên quan tới chương trình hạt nhân gây tranh cãi, là "không thích hợp và làđiều đáng tiếc." và khẳng định Washington sẽ không tham dự các cuộc họp của Hội nghị Giải trừ quân bị do Iran chủ tọa.

Quan chức Mỹ nói rằng bất kỳ quốc gia nào đang chịu các lệnh trừng phạt trongĐiều VII của Hiến chương Liên hợp quốc liên quan đến phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc các hành động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng không được giữ vai trò chính thức nào trong các cơ quan trực thuộc Liên hợp quốc.

Hiện phái đoàn ngoại giao của Iran tại Liên hợp quốc vẫn chưa có bình luận nào trước quyết định gay gắt trên của Mỹ.

Chương trình hạt nhân gây tranh cãi vẫn là vấn đề khó giải quyết, gây bế tắc trong các đàm phán giữa quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này với Liên hợp quốc và các nước phương Tây.

Hồi tháng Tư vừa qua, Tehran đã tham gia các cuộc đàm phán giữa Nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức) tại Almaty, Kazakhsan, song hai bên chưa đạt được thỏa thuận về một cách tiếp cận chung nhằm giảm quan ngại của phương Tây về chương trình hạt nhân của nước này.

Các cường quốc đã đề xuất nới lỏng các lệnh trừng phạt Iran, đổi lại Tehran phải hạn chế hoạt động làm giàu urani mà phương Tây lo ngại nhằm sản xuất vũ khí hạt nhân.

Trong khi đó, Iran khẳng định quyền được làm giàu urani phục vụ các mục đích dân sự của mình.

Dự kiến, ngày 15/5 tới, Iran và Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) sẽtổ chức vòng đàm phán mới tại thủ đô Viên (Vienna) của Áo.

Với 65 nước thành viên, Hội nghị Giải trừ quân bị của Liên hợp quốc được thành lập vào năm 1978 với mục đích đưa ra các hiệp định về kiểm soát vũ khí hóa học và sinh học. Tuy nhiên, từ năm 1998 tới nay, các hoạt động của cơ quan này hầu như không tiến triển do bất đồng giữa các nước thành viên./.
Theo (TTXVN) - ĐT

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.