Ngắm những thành phố tuyết vòng quanh thế giới

(Baonghean.vn) - Nếu tuyết là một hiện tượng thời tiết cực kỳ hiếm hoi tại các vùng nhiệt đới thì ở một số nơi trên thế giới, lượng tuyết phủ hàng năm có khi lên đến vài mét! Rất đẹp, rất thú vị nhưng đôi khi cũng khá phiền toái cho cư dân nơi đây, hãy cùng khám phá đó là những địa điểm nào. 

Buffalo, bang New York, Mỹ

Đường phố Buffalo bao phủ bởi tuyết mùa đông năm 2014. Ảnh: AP.
Đường phố Buffalo bao phủ bởi tuyết mùa đông năm 2014. Ảnh: AP.

Nổi tiếng với những đợt tuyết lớn hàng năm, Buffalo có mặt trong danh sách này với lượng tuyết trung bình hàng năm lên đến hơn 2.4m. Buffalo còn được biết đến như là nơi xảy ra vụ ám sát Tổng thống Mỹ William McKinley vào năm 1901.

Rochester, bang New York, Mỹ

Tuyết rơi ở Rochester. Ảnh: Flickr.
Tuyết rơi ở Rochester. Ảnh: Flickr.

Nằm ở phía Nam hồ Ontario, thành phố 260.000 dân này lọt vào “bảng xếp hạng” với lượng tuyết trung bình mỗi năm dày hơn 2.5m. Một lý do khác để người ta biết đến Rochester là nơi đây vào năm 1847, đã phát hiện ra một trong những tác phẩm chống chế độ nô lệ đầu tiên. Chế độ nô lệ từng là một chủ đề nhạy cảm trong xã hội Mỹ và là lý do châm ngòi cuộc nội chiến Mỹ vào năm 1861. 

Akita, Tohoku, Nhật Bản

Xúc tuyết khỏi mái nhà để đảm bảo an toàn cho khách du lich. Ảnh: Internet.
Xúc tuyết khỏi mái nhà để đảm bảo an toàn cho khách du lich. Ảnh: Internet.

Thành phố Akita với 320.000 dân, nằm ở phía Đông biển Nhật Bản có lượng tuyết trung bình hàng năm lên đến hơn 2.7m. Địa danh này còn được biết đến bởi sự hiện diện của toà lâu đài Akita nổi tiếng được xây dựng vào năm 733 sau CN. 

Saguenay, bang Quebec, Canada

Một con đường phủ đầy tuyết ở Saguenay. Ảnh: Flickr.
Một con đường phủ đầy tuyết ở Saguenay. Ảnh: Flickr.

Mới được thành lập vào năm 2002 sau khi sát nhập một số thành phố, Saguenay có lượng dân cư khá khiêm tốn là 145.000 nghìn dân. Tuy nhiên lượng tuyết bao phủ nơi đây thì không hề nhỏ chút nào: hơn 2.7m trung bình mỗi năm.

Quebec, bang Quebec, Canada

Sáng mùa đông ở Quebec. Ảnh: Internet.
Sáng mùa đông ở Quebec. Ảnh: Internet.

Là thành phố lớn thứ 2 của tiểu bang, Quebec có hơn 491.000 dân và là một trong số những thành phố lâu đời nhất của Bắc Mỹ, Quebec cũng có nhiều bảo tàng và công trình cho thấy bề dày lịch sử kế thừa từ châu Âu, đem lại một nét pha trộn văn hoá hết sức thú vị. Lượng tuyết trung bình hàng năm ở đây lên đến gần 3.2m.

St. John’s, Newfoundland, Canada

Thành phố tuyết bên bờ biển - St. John’s. Ảnh: Flickr.
Thành phố tuyết bên bờ biển - St. John’s. Ảnh: Flickr.

Hòn đảo Newfoundland khi xưa từng là một trong những vùng thuộc địa của Anh, nơi đây có thành phố St. John’s - một trong những thành phố cổ nhất và có ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của Bắc Mỹ. Mỗi năm, 100.000 dân cư nơi đây chờ đón hơn 3.3m tuyết. 

Toyama, Hokuriku, Nhật Bản

Đường ôtô cắt ngang qua các khối tuyết tạo thành hẻm núi tuyết ở Toyama, Nhật Bản. Ảnh: Internet.
Đường ôtô cắt ngang qua các khối tuyết tạo thành hẻm núi tuyết ở Toyama, Nhật Bản. Ảnh: Internet.

Toyama nằm trên hòn đảo trung tâm Honshu - hòn đảo lớn nhất tập trung phần lớn lãnh thổ Nhật Bản. Toyama là thủ phủ của vùng và là nơi cư trú của 417.000 dân. Nằm ở bờ Bắc biển Nhật Bản, mỗi năm lượng tuyết rơi xuống Toyama lên đến hơn 3.6m. Đến Toyama, du khách có thể chiêm ngưỡng một cảnh tượng thú vị: hẻm núi nhân tạo dưới chân các bức tường tuyết ở hai bên đường cao tốc. 

Sapporo, Hokkaido, Nhật Bản

Điêu khắc tuyết tại lễ hội tuyết Sapporo. Ảnh: Internet.
Điêu khắc tuyết tại lễ hội tuyết Sapporo. Ảnh: Internet.

Là thành phố lớn thứ 4 Nhật Bản, dân số Sappora vào khoảng hơn 1.9 triệu người. Thành phố này cũng nổi tiếng với lễ hội tuyết thường niên, nơi diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn như điêu khắc tuyết, thưởng thức ẩm thực, trò chơi với tuyết. Vào năm 1972, Sapporo được vinh dự đăng cai Thế vận hội mùa đông lần thứ XI. Lượng tuyết trung bình hàng năm tại Sapporo vào khoảng hơn 4.8m.

Aomori, Tohoku, Nhật Bản

"Giày" đi tuyết được sử dụng ở Aomori. Ảnh: Internet.
"Giày" đi tuyết được sử dụng ở Aomori. Ảnh: Internet.

Thành phố Aomori nằm giữa vịnh Aomori, vịnh Mutsu và dãy Hakkoda, được xem là thành phố có lượng tuyết rơi trung bình hàng năm lớn nhất thế giới: hơn 7.9m. Lượng tuyết lớn đáng chú ý này được cho là kết quả cộng hưởng của vị trí địa lý gần biển và chênh lệch độ cao của các dãy núi, thêm vào đó là vị trí liền kề với khối không khí lạnh từ Đông Bắc châu Á. 

Thục Anh

(Theo Accuweather.com)

tin mới

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.