Nông dân Nghĩa Đàn thuê hàng chục ha đất trồng dưa hấu

Minh Thái 25/03/2021 10:59

(Baonghean.vn) - Đã khẳng định được vị trí trên đất Nghĩa Đàn, dưa hấu là cây giúp nhiều gia đình thoát nghèo, vươn lên khá giàu. Ngoài diện tích trong huyện, nông dân còn thuê đất tận Thanh Hóa, và các huyện khác để trồng giống cây này.

Chúng tôi có mặt tại làng Dừa, xã Nghĩa Yên chứng kiến cảnh bà con nông dân đang xuống giống vụ dưa hấu mới.

Đây là năm thứ 6 gia đình anh Lê Khắc Tuệ làm dưa hấu. Anh Tuệ chia sẻ: “Nhận thấy loại cây này phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, vụ dưa năm 2021, gia đình mở rộng thêm diện tích 2,5ha trồng xen cả dưa hấu và dưa lê. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, gia đình huy động gần 20 người xuống giống với hy vọng dưa năm nay được mùa, được giá”.

Ảnh Minh Thái
Bà con nông dân đang xuống giống vụ dưa hấu mới. Ảnh: Minh Thái

Chị Hoàng Thị Lệ ở xóm Sơn Liên, xã Nghĩa Sơn, người đã trồng dưa hấu 4 năm cho biết, vụ dưa năm ngoái, chị thuê 2 ha ở xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân (Thanh Hóa). Nhờ chăm bón tốt, bán được giá nên sau khi trừ chi phí gia đình có thu nhập hơn 200 triệu đồng. Năm nay, gia đình tiếp tục thuê gần 3,5ha ở xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân trồng dưa. Để có sản phẩm bán ra thị trường sớm nhất, từ cuối tháng 12 âm lịch gia đình đã tập trung làm đất, ươm bầu để ra Tết xuống giống.

Chị Lệ cho biết thêm: “Gia đình thuê 1ha đất với giá 13 - 15 triệu đồng. Năm nay gia đình trồng trà sớm nhất nên hy vọng khi có quả, bán ra dưa được giá cao”.

Thực tế những năm qua, dưa hấu là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao nhưng giá cả bấp bênh, phụ thuộc phần lớn thị trường Trung Quốc nên chính quyền cũng đã khuyến cáo người dân không nên trồng ồ ạt để tránh tình trạng được mùa nhưng vẫn thua lỗ.

Anh Nguyễn Văn Thọ - Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Yên cho biết: “Thực hiện đề án sản xuất năm 2021, nông dân Nghĩa Yên đã trồng 50 ha dưa hấu, 10 ha dưa lê, tập trung tại các làng Dừa, Đồng Song, Lâm Sinh…”.

Nông dân chăm sóc dưa sau khi xuống giống. Ảnh Minh Thái
Nông dân chăm sóc dưa sau khi xuống giống. Ảnh: Minh Thái

Rút kinh nghiệm của những năm trước, thấy lợi nhuận của cây dưa hấu nên người dân đổ xô thuê đất trồng dưa mà chưa tính đến những khó khăn của cây dưa trong quá trình chăm sóc như: Sâu bệnh, nguồn nước nên vào mùa hanh khô nhiều diện tích dưa hấu chết héo vì thiếu nước tưới. Năm nay, ngay từ đầu vụ Hội Nông dân xã Nghĩa Sơn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cây trồng phù hợp… Bên cạnh đó, xã cũng có kế hoạch cụ thể cho người dân xuống giống, tránh tình trạng phải thu hoạch đồng loạt.

Ông Trần Quốc Hồng - Chủ tịch Hội Nông dân Nghĩa Sơn cho biết: “Hội Nông dân xã đã chỉ đạo bà con nông dân những hộ nào đủ điều kiện thì gieo trồng, nếu đất trồng quá lâu thì chuyển sang trồng cây mới thích nghi hoặc thuê đất chỗ khác. Và để bà con yên tâm chúng tôi đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện tổ chức tập huấn hướng dẫn bà con cách chăm sóc và phòng trừ bệnh trên cây dưa”.

Trước đó, từ cuối tháng 12 âm lịch gia đình đã tập trung làm đất, ươm bầu để ra tết xuống giống. Ảnh Minh Thái
Trước đó, từ cuối tháng 12 âm lịch gia đình đã tập trung làm đất, ươm bầu để ra Tết xuống giống. Ảnh: Minh Thái

Tránh tình trạng được mùa mất giá, năm nay huyện Nghĩa Đàn trồng gần 500 ha, ít hơn năm ngoái (năm ngoái trồng 650 ha) tập trung ở các xã Nghĩa Yên, Nghĩa Lâm, Nghĩa Mai, Nghĩa Bình, Nghĩa Sơn… Trong đó, Nghĩa Sơn chiếm diện tích tương đối lớn, khoảng 86 ha, chủ yếu người dân ở đây thuê đất ở các xã lân cận như Nghĩa Bình, Nghĩa Phú, Nghĩa Trung (huyện Nghĩa Đàn); xã Bãi Trành, xã Xuân Hòa, huyện Như Xuân (Thanh Hóa) và xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu.

Huyện cũng chỉ đạo bà con nông dân trồng dưa theo từng trà, tránh trồng ồ ạt để tư thương ép giá. Để tránh rủi ro, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện, Phòng Nông nghiệp huyện cũng đã trực tiếp xuống các xã để hướng dẫn cho bà con cách trồng, chăm sóc cây.

Ông Nguyễn Văn Nam - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn

Mới nhất
x
Nông dân Nghĩa Đàn thuê hàng chục ha đất trồng dưa hấu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO