Sạt lở núi đoạn qua dốc Chó (Con Cuông)

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Mặc dù đã hết mùa mưa, nhưng thời điểm này đoạn đường đi qua dốc Chó trên tuyến Quốc lộ 7, thuộc địa phận xã Lạng Khê, huyện Con Cuông vẫn xảy ra sạt lở núi, đe doạ an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Sạt lở núi ở dốc Chó, đất đá từ trên núi cao tràn xuống, phía trên núi các bụi tre bị bật tung gốc. Ảnh: Văn Trường
Sạt lở núi ở dốc Chó, đất đá từ trên núi cao tràn xuống, phía trên núi các bụi tre bị bật tung gốc. Ảnh: Văn Trường

Có mặt tại khu vực dốc Chó trên tuyến Quốc lộ 7, thuộc địa phận xã Lạng Khê, huyện Con Cuông chúng tôi thấy đất đá từ trên núi cao vẫn lăn xuống lòng đường. Phía trên núi các bụi tre và cây cối bị sạt lở làm bật tung gốc, ngả nghiêng, đang chực chờ lăn xuống, phía dưới các phương tiện vẫn lưu thông rất nguy hiểm.

Đất đá sạt lở núi tại dốc Chó vùi lấp lòng đường. Ảnh: Văn Trường
Đất đá sạt lở núi tại dốc Chó vùi lấp lòng đường. Ảnh: Văn Trường

Ông Vi Văn Tình một người dân ở xã Tam Quang, huyện Tương Dương đi qua đây chia sẻ: Mỗi lần sạt lở núi ở dốc Chó, đơn vị quản lý giao thông đều san, gạt đất đá để thông đường, nhưng cần phải xử lý đá treo và cây cối bị đổ gãy trên núi cao thì người đi đường mới yên tâm.

Một bụi tre ở lưng chừng núi đã bị đổ nghiêng, nguy cơ lăn xuống đường. Ảnh: Văn Trường
Một bụi tre ở lưng chừng núi đã bị đổ nghiêng, nguy cơ lăn xuống đường. Ảnh: Văn Trường
Đất đá và cây cối trên núi cao đoạn dốc Chó luôn đe doạ an toàn người và phương tiện qua đây. Ảnh: Văn Trường
Đất đá và cây cối trên núi cao đoạn dốc Chó luôn đe doạ an toàn người và phương tiện qua đây. Ảnh: Văn Trường

Ông Nguyễn Xuân Yên - Hạt trưởng quản lý đường bộ Con Cuông cho biết: "Sự cố sạt lở ở dốc Chó xảy ra từ ngày 21/11, có khoảng trên 40m3 đá lăn từ trên núi cao xuống đường. Ngay sau khi sạt lở, đơn vị đã cho san gạt tạm, đảm bảo thông đường. Số lượng đá sạt lở vùi lấp một phần lòng đường, trong ngày 22/11 chúng tôi sẽ tiếp tục xử lý".

Về lâu dài đơn vị quản lý giao thông đang trình cấp trên để tìm ra phương án hữu hiệu chống sạt lở, bởi tại khu vực này vào mùa mưa thường xuyên xảy ra sạt lở núi.

tin mới

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, châu chấu lưng vàng đã phát sinh tàn phá rừng mét ở huyện Tân Kỳ, nhiều diện tích đã bị châu chấu ăn trụi lá. Châu chấu lây lan, gây hại trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.