Quế Phong chú trọng đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Trong những năm qua, công tác giải quyết việc làm được huyện Quế Phong quan tâm chỉ đạo và đạt kết quả tốt. Qua đó, ngày càng có nhiều người lao động có việc làm ổn định, có thu nhập khá và vươn lên thoát nghèo bền vững.

Nhiều lao động có thu nhập khá, thoát nghèo

Từng có thời gian làm đủ các công việc từ vác gỗ thuê, đóng táp lô… nhưng vẫn không đủ trang trải cuộc sống cho gia đình, nhất là khi các con lần lượt ra đời, rồi đến tuổi đi học với nhiều khoản cần chi tiêu, khiến cuộc sống gia đình vốn đã khó khăn càng trở nên bức bách và không tránh khỏi những lúc vợ chồng to tiếng với nhau. Tuy nhiên, năm 2018, thông qua kết nối của địa phương, hai vợ chồng Ngân Văn Tú và Hà Thị Tám ở bản Mường Hin, xã Tiền Phong được giới thiệu đi làm ở Công ty Dệt bao bì ở TP. Hải Phòng, với mức lương ổn định mỗi người từ 7-8 triệu đồng.

Qua điện thoại, Ngân Văn Tú phấn khởi cho biết: Nhờ có thông tin tuyển dụng từ địa phương mà bọn em biết để đăng ký, tuy đi làm có xa nhưng có được công việc, thu nhập ổn định, làm theo dây chuyền nên so với vác gỗ, đóng táp lô thì quá nhẹ nhàng. Mỗi tháng trung bình cả 2 vợ chồng được 15 triệu đồng chưa kể tiền tăng ca, sau khi trừ tiền nhà trọ hơn 1 triệu đồng, cộng với chi tiêu thì cũng góp được non chục triệu đồng, vì vậy, có tiền gửi về cho ông bà nuôi 2 con ăn học. “Đáng nói, trong thời gian dịch Covid-19 diễn ra, công nhân sau khi được tiêm đầy đủ 3 mũi vắc-xin vẫn làm việc đều, không hề bị gián đoạn nên thu nhập ổn định. Có rứa, vợ chồng em mới có tiền gửi về cho ông bà sửa nhà đó anh”, anh Tú cho hay.

Căn nhà của gia đình chị Lô Thị Thỏa được xây dựng từ tiền đi xuất khẩu lao động. Ảnh: Đ.C

Căn nhà của gia đình chị Lô Thị Thỏa được xây dựng từ tiền đi xuất khẩu lao động. Ảnh: Đ.C

Cũng tại xã Tiền Phong, đến bản Piêng Cu 2, hỏi gia đình chị Lô Thị Thỏa, không ai không biết, lý do đơn giản, bởi sau khi hai vợ chồng lấy nhau, cuộc sống ở chung lại càng thêm chật vật, luôn thiếu trước, hụt sau, chị Thỏa quanh năm suốt tháng đi lên rừng hái măng để lo ăn qua ngày. Tuy nhiên, đầu năm 2018, chị Thỏa đi xuất khẩu lao động trở về cuộc sống gia đình đã đổi khác. Ngoài có tiền xây được nhà riêng kiên cố trị giá hơn 200 triệu đồng, chị còn dư để mua vật nuôi phát triển tăng gia sản xuất, cũng như mua sắm được nhiều vật dụng sinh hoạt gia đình.

Chị Lô Thị Thỏa cho biết: Cuối năm 2015, chị được giới thiệu, hỗ trợ miễn phí đi xuất khẩu lao động ở Ả Rập. Lúc đầu cũng nhớ nhà, nhưng được gia đình chủ tạo điều kiện gọi điện về thường xuyên nên dần cũng quen, rồi xem đó như gia đình thứ hai bởi chủ nhà rất quan tâm. Về công việc, so với phải đi hái măng, gánh củi như ở nhà thì đi làm giúp việc ở nước ngoài nhàn hơn nhiều, bởi không phải dầm mưa, dãi nắng, hầu như mọi việc trong nhà đều đã có máy móc hỗ trợ.

Theo ông Ngân Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Tiền Phong: Ngoài quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại chỗ, thì chính thông qua các chương trình giới thiệu tạo việc làm trong và cả ngoài nước mà nhiều thanh niên có việc làm, thu nhập ổn định, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, theo đó, các tệ nạn xã hội giảm rõ. Hiện nay, xã có đến trên 1.300 lao động đi làm tại các công ty, doanh nghiệp trong nước, trên 20 người đi xuất khẩu lao động.

Đại diện các công ty, doanh nghiệp tư vấn việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Quế Phong. Ảnh: P.V

Đại diện các công ty, doanh nghiệp tư vấn việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Quế Phong. Ảnh: P.V

Tương tự, tại xã Quang Phong, ông Lang Văn Linh - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Tuy ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng thông qua tuyên truyền, vận động, cùng với nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi, số người tham gia xuất khẩu lao động trên địa bàn vẫn tăng đều hàng năm. Từ năm 2019 đến nay, trên địa bàn có 61 người đi xuất khẩu lao động, trong đó, 15 người đi Nhật Bản, 46 người đi Đài Loan. Cùng với đó, hiện nay, số lao động đi làm tại các công ty, doanh nghiệp trong nước lên tới gần 500 người. Theo đó, qua khảo sát đều có mức lương trung bình 10 triệu đồng/tháng. Đơn cử như vợ chồng anh chị Lương Văn Luật và Vi Thị Phương ở bản Tả, hiện đang làm việc tại Bình Dương cho biết: Chồng làm bên công ty cơ khí xuất khẩu, vợ làm công ty may, mỗi tháng tổng thu nhập 25 triệu đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí cho 3 người trong gia đình cũng tích lũy được trên 10 triệu đồng.

Phấn đấu giải quyết việc làm cho 6.500 lao động

Theo số liệu thống kê của Phòng LĐ-TB&XH huyện Quế Phong, giai đoạn 2015 - 2020 huyện đã giải quyết việc làm cho 9.750/lượt người, vượt 195% so với kế hoạch. Trong đó, lao động đi làm việc ở nước ngoài là 526 người, đạt 98,31% so với kế hoạch. Tính đến ngày 4/2/2022, tổng số lao động từ các tỉnh, thành phố đã trở về địa phương là 4.590 người; trong đó, số lao động về trong dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần là 3.419 người. Tuy nhiên, trong tháng 1, tháng 2 và dự kiến đến hết quý I năm 2022 số lao động được giải quyết việc làm là 3.028 người. Trong đó, lao động làm việc ở trong tỉnh 671 người; Số lao động làm việc ở ngoài tỉnh 2.341 người; Số lao động đi làm việc ở nước ngoài 1 người.

Có được kết quả trên, những năm qua, huyện đã đặc biệt quan tâm công tác giải quyết việc làm. Trong đó, chú trọng tạo việc làm trong nước và đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đồng thời, quan tâm đào tạo nghề giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn. Theo đó, giai đoạn 2015 - 2020, huyện đã mở 60 hội nghị tư vấn, vận động người lao động đi làm việc ở nước ngoài với hơn 8.296 lượt người tham dự. Hướng dẫn UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền qua hệ thống phát thanh của khối, xóm, bản; xây dựng một số phóng sự chuyên đề về gương lao động thành đạt khi tham gia lao động ở nước ngoài theo hợp đồng để phát trên sóng truyền hình địa phương. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại các xã, thị trấn để tư vấn, giới thiệu việc làm và tuyển lao động cho các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Người lao động trên địa bàn huyện Quế Phong tham gia ngày hội kết nối việc làm trong và ngoài nước năm 2022. Ảnh: P.V

Người lao động trên địa bàn huyện Quế Phong tham gia ngày hội kết nối việc làm trong và ngoài nước năm 2022. Ảnh: P.V

Việc hỗ trợ vốn giải quyết việc làm trên địa bàn huyện cũng được quan tâm tổ chức thực hiện. Riêng giai đoạn 2015 - 2020, Ngân hàng Chính sách xã hội đã triển khai cho vay 2 chương trình ưu đãi tín dụng cho người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số và các đối tượng thụ hưởng chính sách vay vốn giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động. Số hộ vay vốn là 302 hộ, tổng kinh phí dư nợ 15 tỷ 768 triệu đồng. Trong đó, số tiền cho vay đi làm việc ở nước ngoài 8 tỷ 802 triệu đồng, tương đương 123 người lao động được vay vốn.

Cùng với đó, công tác đào tạo nghề cho người lao động được chỉ đạo thực hiện khá hiệu quả, mỗi năm mở bình quân 7 lớp đào tạo nghề cho 35 - 40 người lao động/lớp, trong đó, chú trọng lao động là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số. Chương trình, ngành nghề đào tạo được lựa chọn phù hợp với trình độ, năng lực của học viên trên địa bàn. Sau đào tạo nghề, hầu hết người lao động đều tìm được việc làm phù hợp, tạo thu nhập ổn định. Ngoài ra, người lao động trên địa bàn cũng tham gia các lớp đào tạo nghề các trình độ (dưới 3 tháng, sơ cấp, trung cấp, cao đẳng) tại các cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh để tham gia vào thị trường lao động trong và ngoài nước. Kết quả, hàng năm có từ 2.000 - 2.500 lao động được đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn.

Phát huy những kết quả đạt được, trong thời gian tới, công tác giải quyết việc làm cho người lao động sẽ tiếp tục được quan tâm, nhất là lao động thuộc các xã vùng cao, vùng sâu, lao động người dân tộc thiểu số và hộ nghèo, hộ cận nghèo. Theo đó, phấn đấu giải quyết việc làm giai đoạn 2021 - 2025 cho 6.500 người lao động. Trong đó, lao động làm việc trong tỉnh: 1.500 người, chiếm 23,07%; lao động làm việc ngoài tỉnh: 4.450 người, chiếm 68,46%; lao động đi làm việc ở nước ngoài: 550 người, chiếm 8,4%. Tổ chức đào tạo nghề các trình độ đạt từ 2.500 đến 3.000 người/năm. Hàng năm, tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động trên địa bàn đạt từ 1.000 - 1.500 lao động.

Ông Lô Minh Điệp - Trưởng phòng LĐ- TB&XH huyện Quế Phong

tin mới

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ đội Biên phòng tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh về phòng thủ dân sự, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

(Baonghean.vn) - Chiều 14/3, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng thủ dân sự, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 theo hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến với các điểm cầu trong toàn lực lượng.

Giải Marathon Về miền Sơn cước được tổ chức tại huyện Kỳ Sơn. Ảnh tư liệu: Sách Nguyễn

Kỳ Sơn làm du lịch!

(Baonghean.vn) - Huyện vùng cao biên giới Kỳ Sơn là vùng đất mang đậm giá trị bản sắc, giàu tiềm năng phát triển du lịch. Hiện nay, cấp ủy, chính quyền, người dân địa phương đã và đang chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng sản phẩm; đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường hoạt động quảng bá.

Trao 180 triệu đồng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa ở huyện Đô Lương, Nghi Lộc và TP. Vinh

Trao 180 triệu đồng hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa ở huyện Đô Lương, Nghi Lộc và TP. Vinh

(Baonghean.vn) - Ngày 13/3, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh Nghệ An phối hợp với huyện Đô Lương, huyện Nghi Lộc và thành phố Vinh cùng đại diện nhà tài trợ tổ chức trao tiền hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho thân nhân liệt sĩ trên địa bàn.

Phụ nữ Nghệ An chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Phụ nữ Nghệ An chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

(Baonghean.vn) - Xây dựng nông thôn mới là chương trình lớn. Hội Phụ nữ các cấp và hội viên, phụ nữ trên địa bàn tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực, góp vào phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ở các địa phương và tạo ra nhiều giá trị sống cho chính hội viên, phụ nữ.

Gia cảnh éo le của cặp vợ chồng sắp cưới tử vong trong vụ tai nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Gia cảnh éo le của cặp vợ chồng sắp cưới tử vong trong vụ tai nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

(Baonghean.vn) - Do hoàn cảnh quá khó khăn, nên dù đã về nhà chồng ở và có với nhau đứa con trai 7 tháng tuổi, nhưng cặp đôi trẻ vẫn chưa thể tổ chức đám cưới. Cả 2 dự định sau chuyến vào miền Nam làm thuê này sẽ về làm đám cưới, nhưng không may gặp nạn giữa đường.