Tại sao Trung Quốc mua 1 triệu tấn gạo từ Thái Lan?

(Baonghean.vn) - Bắc Kinh đang giúp Bangkok bớt đi một gánh nặng lớn.

Hôm 10/8, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Chatchai Sarikalya tuyên bố Trung Quốc và Thái Lan đã đạt được hiệp định liên chính phủ để Bắc Kinh mua 1 triệu tấn gạo Thái.

Cánh đồng lúa ở Thái Lan. Ảnh: Wikimedia Commons.
Cánh đồng lúa ở Thái Lan. Ảnh: Wikimedia Commons.

Hiệp định này là một phần trong bản ghi nhớ (MoU) bao quát hơn mà 2 nước đã ký hồi tháng 12/2014 để Trung Quốc mua 2 triệu tấn gạo từ Thái Lan. Theo Bộ trưởng Chatchai, đợt bán này bao gồm gạo dẻo và gạo trắng Thái có 5% hạt vỡ, và sẽ tiến hành theo giá cả thị trường. Các đàm phán về việc bán 1 triệu tấn gạo khác cho Trung Quốc theo MoU đã nêu dự kiến bắt đầu vào tháng 9 tới.

Thỏa thuận này có ý nghĩa quan trọng vì nó cho phép Thái Lan - hiện là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, bắt đầu giảm lượng dự trữ ngũ cốc mà nước này đã tích lũy theo chương trình trợ giá gạo dưới thời cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra, người bị lật đổ trong cuộc đảo chính hồi tháng 5/2014. Trung Quốc đã hủy một thỏa thuận trước đó về việc mua 1,2 triệu tấn gạo Thái vào tháng 2/2014 sau khi cơ quan chống tham nhũng của họ tiến hành điều tra chương trình này, động thái được đẩy lên thành lý do chính hất cẳng bà Yingluck.

Vụ mua bán cũng được xem là một sự thúc đẩy hơn nữa đối với mối quan hệ Trung-Thái, vốn đã chứng kiến một số thành quả vào năm này khi 2 nước kỷ niệm 40 năm quan hệ song phương. Những diễn biến mới đây - đặc biệt là quyết định ban đầu của Thái Lan là dành thỏa thuận tàu ngầm cho Trung Quốc và trao trả 109 người Duy Ngô Nhĩ cho chính quyền Trung Quốc - đã dẫn tới quan ngại rằng các tướng lĩnh của họ đang trở nên quá gần gũi với Trung Quốc, lo ngại gây ra ảnh hưởng với hoạt động chính trị trong nước và chính sách đối ngoại. Dù có những bước tiến này, các hạn chế quan trọng vẫn tiếp tục tồn tại trong mối quan hệ Trung-Thái.

Trong khi thảo thuận của Thái Lan với Trung Quốc giúp nước này giảm bớt gánh nặng về gạo, vẫn còn cả chặng đường dài để nước này giải quyết ổn thỏa lượng dự trữ 14,5 tấn gạo. Chính phủ Thái Lan nhận thức được vấn đề này và đang nỗ lực tạo ra các thỏa thuận tương tự với các nước khác. Chẳng hạn, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan đề cập rằng Iran đã bày tỏ quan tâm tới việc mua gạo Thái vào cuối tháng 8, và các quan chức chính phủ Thái Lan sẽ tới Tehran để cố gắng ký kết hiệp định.

Phú Bình

(Theo The Diplomat)

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.