Nga cảnh báo đáp trả việc Mỹ "tăng cường" vũ khí hạt nhân ở châu Âu

Nga có thể sẽ triển khai tên lửa đạn đạo ở Kaliningrad để đối phó với việc Mỹ “triển khai thêm” vũ khí hạt nhân ở các nơi nhạy cảm.

Lầu Năm Góc hôm 23/9 viện dẫn chính sách lâu dài của mình để từ chối xác nhận hoặc phủ nhận sự hiện diện của vũ khí hạt nhân tại căn cứ không quân Incirlik của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi người ta đang nâng cấp mức độ an ninh và sơ tán những người phụ thuộc sau khi có các đe dọa của tổ chức khủng bố IS.

Tổng thống Nga Putin cùng Hội đồng An ninh ở điện Kremlin. Ảnh: RIA.
Tổng thống Nga Putin cùng Hội đồng An ninh ở điện Kremlin. Ảnh: RIA.

Phản ứng trên xuất hiện sau khi Nga cáo buộc Mỹ đang hiện đại hóa các vũ khí hạt nhân ở Incirlik và tại các căn cứ ở một số nước châu Âu.

Đại tá Hải quân Jeff Davis, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, phát biểu tại một cuộc họp báo rằng Mỹ từ lâu đã triển khai vũ khí hạt nhân ở hải ngoại nhưng “chúng tôi không xác nhận cũng không phủ nhận sự hiện diện đó ở bất cứ địa điểm cụ thể nào”.

Ông Davis nói tiếp: “Chúng tôi cũng đang xúc tiến các chương trình quy mô lớn về kéo dài tuổi thọ các vũ khí hạt nhân nhằm đảm bảo độ tin cậy, tăng mức độ chắc chắn, an toàn, an ninh và khả năng kiểm soát, bao gồm cả các vũ khí được triển khai ở xa nước Mỹ”.

Cáo buộc của Nga do phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đưa ra. Bà này nói với truyền hình ZDF của Đức rằng Mỹ đang hiện đại hóa các quả bom hạt nhân B61 “không chỉ ở Đức, mà còn ở Bỉ, Hà Lan, Italy và Thổ Nhĩ Kỳ”.

Bà Maria Zakharova nói: “Người Mỹ đang hiện đại hóa các quả bom, còn các thành viên NATO ở châu Âu thì đang hiện đại hóa các phi cơ mang các trái bom đó”.

Dmitry Peskov, phát ngôn viên của Tổng thống Nga Putin, đã cảnh báo Nga sẽ thực hiện các biện pháp chống lại các động thái của Mỹ, có thể là bằng cách đặt các tên lửa đạn đạo Iskander ở vùng Kaliningrad của Nga ở Biển Baltic.

Ông Peskov phát biểu tại một buổi họp báo: “Điều này [động thái của Mỹ] có thể làm phá vỡ thế cân bằng chiến lược ở châu Âu. Do vậy, lẽ tự nhiên là Nga sẽ phải thực hiện các đối sách nhằm lấy lại thế cân bằng và quân bình”.

Các cáo buộc của Nga xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Moscow và Washington về hoạt động quân sự của Nga gia tăng ở Syria gần đây nhằm hỗ trợ cho chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad.

Trở lại câu chuyện hạt nhân, Giám đốc Dự án Thông tin Hạt nhân của Liên hiệp Các Nhà khoa học Mỹ, cho rằng người ta tin Mỹ đang bố trí khoảng 50 vũ khí hạt nhân tại căn cứ Incirlik.

Ông Kristensen nói: “Chưa có thông tin xác nhận chính thức về điều này”. Nhưng ông này trích dẫn thông tin từ các hình ảnh vệ tinh và vô số quan chức ám chỉ sự xuất hiện của vũ khí hạt nhân.

Trong một báo cáo gần đây, Giám đốc Kristensen cho biết trường hợp Incirlik đặt ra các thách thức an ninh nghiêm trọng bởi lẽ “căn cứ nằm chỉ cách Syria có 68 dặm và do xung đột vũ trang hiện nay trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ giữa giới chức Thổ Nhĩ Kỳ và các chiến binh người Kurd”. Theo ông này, việc triển khai số lượng vũ khí hạt nhân NATO nhiều đến vậy ở một nơi xung đột là rất có vấn đề./.

Theo Vov.vn

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.