20 bức ảnh "khó dời mắt" trong tuần

(Baonghean.vn) - Cuộc khủng hoảng di cư đang diễn biến xấu đi tại châu Âu, chuyến trở về Trái Đất từ Trạm Không gian Quốc tế, tuần lễ thời trang Paris - những bức ảnh ấn tượng nhất về tình hình thời sự, văn hóa và thể thao trên khắp thế giới trong tuần qua.

Gevgelija, Macedonia: Một phụ nữ ôm đứa con nhỏ sau khi vượt biên giới Hy Lạp - Macedonia. Trong lời kêu gọi nhắm vào “những người có thể di cư kinh tế bất hợp pháp”, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk nói: “Đừng tới châu Âu. Chớ đặt lòng tin vào bọn buôn người. Đừng mạo hiểm mạng sống và tài sản của mình, chẳng được gì đâu”. Ảnh: Dimitar Dilkoff/AFP/Getty Images.
Gevgelija, Macedonia: Một phụ nữ ôm đứa con nhỏ sau khi vượt biên giới Hy Lạp - Macedonia. Trong lời kêu gọi nhắm vào “những người có thể di cư kinh tế bất hợp pháp”, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk nói: “Đừng tới châu Âu. Chớ đặt lòng tin vào bọn buôn người. Đừng mạo hiểm mạng sống và tài sản của mình, chẳng được gì đâu”. Ảnh: Dimitar Dilkoff/AFP/Getty Images.
Idomeni, Hy Lạp: Một người di cư nắm lấy dây thép gai tại khu vực biên giới Hy Lạp - Macedonia. Áo và các nước Balkan đang đặt mức trần người di cư tiến vào lãnh thổ, do đó khu vực biên giới đang được tăng cường nhanh chóng, Athens cảnh báo số người “mắc kẹt” có thể lên tới 70.000 vào cuối tháng này. Ảnh: Louisa Gouliamaki/AFP/Getty Images.
Idomeni, Hy Lạp: Một người di cư nắm lấy dây thép gai tại khu vực biên giới Hy Lạp - Macedonia. Áo và các nước Balkan đang đặt mức trần người di cư tiến vào lãnh thổ, do đó khu vực biên giới đang được tăng cường nhanh chóng, Athens cảnh báo số người “mắc kẹt” có thể lên tới 70.000 vào cuối tháng này. Ảnh: Louisa Gouliamaki/AFP/Getty Images.
Athens, Hy Lạp: Một đứa trẻ chơi đùa cạnh một bức tượng cũ trong khi một đứa trẻ khác khóc òa cạnh hàng rào ngoài tòa nhà chính của cảng hàng không Hellenikon không còn vận hành và được trưng dụng tạm thời làm nơi ở cho người tị nạn và di cư mắc kẹt tại Hy Lạp, phần lớn trong số đó đến từ Afghanistan. Ảnh: Alkis Konstantinidis/Reuters.
Athens, Hy Lạp: Một đứa trẻ chơi đùa cạnh một bức tượng cũ trong khi một đứa trẻ khác khóc òa cạnh hàng rào ngoài tòa nhà chính của cảng hàng không Hellenikon không còn vận hành và được trưng dụng tạm thời làm nơi ở cho người tị nạn và di cư mắc kẹt tại Hy Lạp, phần lớn trong số đó đến từ Afghanistan. Ảnh: Alkis Konstantinidis/Reuters.
Dzhezkazgan, Kazakhstan: Nhân viên dưới mặt đất giúp đỡ thành viên phi hành đoàn Trạm Không gian Quốc tế Sergei Volkov ra khỏi tàu vũ trụ Soyuz TMA-18M. Phi hành gia Mỹ Scott Kelly và phi hành gia Nga Mikhail Kornienko cũng trở về Trái Đất sau gần 1 năm ngoài không gian để thực hiện các thử nghiệm chuẩn bị cho nhiệm vụ đưa con người chinh phục sao Hỏa. Ảnh: Kirill Kudryavtsev/AFP/Getty Images.
Dzhezkazgan, Kazakhstan: Nhân viên dưới mặt đất giúp đỡ thành viên phi hành đoàn Trạm Không gian Quốc tế Sergei Volkov ra khỏi tàu vũ trụ Soyuz TMA-18M. Phi hành gia Mỹ Scott Kelly và phi hành gia Nga Mikhail Kornienko cũng trở về Trái Đất sau gần 1 năm ngoài không gian để thực hiện các thử nghiệm chuẩn bị cho nhiệm vụ đưa con người chinh phục sao Hỏa. Ảnh: Kirill Kudryavtsev/AFP/Getty Images.
Paris, Pháp: Khách khứa rời buổi trình diễn bộ sưu tập thời trang ứng dụng thu/đông 2016-17 của hãng Dior trong tuần lễ thời trang Paris. Ảnh: Etienne Laurent/EPA.
Paris, Pháp: Khách khứa rời buổi trình diễn bộ sưu tập thời trang ứng dụng thu/đông 2016-17 của hãng Dior trong tuần lễ thời trang Paris. Ảnh: Etienne Laurent/EPA.
Milan, Italy: Một người mẫu trình diễn tại tuần lễ thời trang thu/đông Antonio Marras trong tuần lễ thời trang Milan. Ảnh: Tristan Fewings/Getty Images.
Milan, Italy: Một người mẫu trình diễn tại tuần lễ thời trang thu/đông Antonio Marras trong tuần lễ thời trang Milan. Ảnh: Tristan Fewings/Getty Images.
Florence, Italy: Một nhà phục chế đến từ Hiệp hội hữu nghị Florence lau chùi bức tượng David của Michelangelo, một trong những bức tượng nổi tiếng nhất thế giới tại Galleria dell’Accademia. Ảnh: Alberto Pizzoli/AFP/Getty Images.
Florence, Italy: Một nhà phục chế đến từ Hiệp hội hữu nghị Florence lau chùi bức tượng David của Michelangelo, một trong những bức tượng nổi tiếng nhất thế giới tại Galleria dell’Accademia. Ảnh: Alberto Pizzoli/AFP/Getty Images.
Douma, Syria: Một cậu bé trong ngôi nhà đổ nát ở thành phố bị lực lượng nổi loạn bao vây. Các nhà lãnh đạo châu Âu đã hối thúc Nga duy trì lệnh ngừng bắn tại Syria để các cuộc hòa đàm mà họ hy vọng sẽ dẫn tới việc Tổng thống Bashar al-Assad từ nhiệm có thể diễn ra vào đầu tuần tới. Ảnh: Bassam Khabieh/Reuters.
Douma, Syria: Một cậu bé trong ngôi nhà đổ nát ở thành phố bị lực lượng nổi loạn bao vây. Các nhà lãnh đạo châu Âu đã hối thúc Nga duy trì lệnh ngừng bắn tại Syria để các cuộc hòa đàm mà họ hy vọng sẽ dẫn tới việc Tổng thống Bashar al-Assad từ nhiệm có thể diễn ra vào đầu tuần tới. Ảnh: Bassam Khabieh/Reuters.
Douma, Syria: Một người đàn ông đạp xe qua quầy hàng bán ngũ cốc trong thời gian lệnh ngừng bắn. Điểm chung giữa 2 bên tham chiến vẫn còn rất mơ hồ, trừ xu hướng được hoan nghênh là tỷ lệ thương vong thấp hơn đáng kể trong tuần qua tại Syria. 1 tháng trước lệnh ngừng bắn, con số tử vong hàng ngày trung bình là 120 người. Từ thứ 7 tuần trước, con số trên chỉ còn gần 40 người. Ảnh: Sameer Al-Doumy/AFP/Getty Images.
Douma, Syria: Một người đàn ông đạp xe qua quầy hàng bán ngũ cốc trong thời gian lệnh ngừng bắn. Điểm chung giữa 2 bên tham chiến vẫn còn rất mơ hồ, trừ xu hướng được hoan nghênh là tỷ lệ thương vong thấp hơn đáng kể trong tuần qua tại Syria. 1 tháng trước lệnh ngừng bắn, con số tử vong hàng ngày trung bình là 120 người. Từ thứ 7 tuần trước, con số trên chỉ còn gần 40 người. Ảnh: Sameer Al-Doumy/AFP/Getty Images.
Samarra, Iraq: Các gia đình Iraq bị mất nhà cửa tập trung lại trong khi chạy thoát khỏi khu vực các lực lượng an ninh Iraq triển khai chiến dịch quân sự nhằm tái chiếm các khu vực từ tay các phần tử thánh chiến Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Ảnh: Ahmad Al-Rubaye/AFP/Getty Images.
Samarra, Iraq: Các gia đình Iraq bị mất nhà cửa tập trung lại trong khi chạy thoát khỏi khu vực các lực lượng an ninh Iraq triển khai chiến dịch quân sự nhằm tái chiếm các khu vực từ tay các phần tử thánh chiến Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Ảnh: Ahmad Al-Rubaye/AFP/Getty Images.
Seoul, Hàn Quốc: 2 phụ nữ trong trang phục hanbok truyền thống của Hàn Quốc chụp ảnh selfie tại điện Gyeongbokgung. Hanbok thường được dành để mặc trong các lễ hội và dịp đặc biệt, tuy nhiên du khách tới thăm các điểm du lịch ở thủ đô Seoul có thể thuê và mặc thử trang phục này. Ảnh: Ed Jones/AFP/Getty Images.
Seoul, Hàn Quốc: 2 phụ nữ trong trang phục hanbok truyền thống của Hàn Quốc chụp ảnh selfie tại điện Gyeongbokgung. Hanbok thường được dành để mặc trong các lễ hội và dịp đặc biệt, tuy nhiên du khách tới thăm các điểm du lịch ở thủ đô Seoul có thể thuê và mặc thử trang phục này. Ảnh: Ed Jones/AFP/Getty Images.
Nairobi, Kenya: Các hội viên giáo hội đưa 2 bé gái song sinh Bridget Lillian và Brillian Mary đi qua khu ổ chuột lớn nhất châu Phi Kibera, để tới nhà thờ bản xứ Neema. Ảnh: Fredrik Lerneryd/AFP/Getty Images.
Nairobi, Kenya: Các hội viên giáo hội đưa 2 bé gái song sinh Bridget Lillian và Brillian Mary đi qua khu ổ chuột lớn nhất châu Phi Kibera, để tới nhà thờ bản xứ Neema. Ảnh: Fredrik Lerneryd/AFP/Getty Images.
Rawalpindi, Pakistan: Những người ủng hộ Mumtaz Qadri tham dự đám tang của ông sau khi ông bị treo cổ. Ông Mumtaz Qadri bị kết án sát hại một cựu thống đốc bị bắn chết hồi năm 2011. Mumtaz Qadri là vệ sỹ của vị quan chức nọ, và từng lên án ông ta tội báng bổ người khác. Ảnh: BK Bangash/AP.
Rawalpindi, Pakistan: Những người ủng hộ Mumtaz Qadri tham dự đám tang của ông sau khi ông bị treo cổ. Ông Mumtaz Qadri bị kết án sát hại một cựu thống đốc bị bắn chết hồi năm 2011. Mumtaz Qadri là vệ sỹ của vị quan chức nọ, và từng lên án ông ta tội báng bổ người khác. Ảnh: BK Bangash/AP.
Pinar del Rio, Cuba: Chú ngựa thong dong gặm cỏ trong màn sương mờ xuất hiện khi giới chức nước này phun thuốc trừ muỗi Aedes, ngăn ngừa lây lan virus Zika và một số bệnh khác. Ảnh: Ramon Espinosa/AP.
Pinar del Rio, Cuba: Chú ngựa thong dong gặm cỏ trong màn sương mờ xuất hiện khi giới chức nước này phun thuốc trừ muỗi Aedes, ngăn ngừa lây lan virus Zika và một số bệnh khác. Ảnh: Ramon Espinosa/AP.
Manila, Philippines: Một nhân viên đút thức ăn cho chú cá sấu Shaquille tại sở thú Malabon trong ngày Sinh giới thế giới hoang dã (3/3). Ảnh: Noel Celis/AFP/Getty Images.
Manila, Philippines: Một nhân viên đút thức ăn cho chú cá sấu Shaquille tại sở thú Malabon trong ngày Sinh giới thế giới hoang dã (3/3). Ảnh: Noel Celis/AFP/Getty Images.
Melbourne, Australia: Người quản tượng Lucy Truelson tắm cho chú voi Bong Su đang nằm dựa mình vào lớp rào quanh chuồng voi ở sở thú Melbourne. Ảnh: Tracey Nearmy/EPA.
Melbourne, Australia: Người quản tượng Lucy Truelson tắm cho chú voi Bong Su đang nằm dựa mình vào lớp rào quanh chuồng voi ở sở thú Melbourne. Ảnh: Tracey Nearmy/EPA.
Thành phố Gaza: Các đoạn phim nằm rải rác trên sàn một rạp chiếu bóng bỏ hoang. Người Palestine tại dải Gaza lần đầu tiên ra ngoài xem phim kể từ khi các căng thẳng chính trị dẫn tới việc đốt phá các rạp chiếu bóng tại khu vực này 20 năm trước. Ảnh: Suhaib Salem/Reuters.
Thành phố Gaza: Các đoạn phim nằm rải rác trên sàn một rạp chiếu bóng bỏ hoang. Người Palestine tại dải Gaza lần đầu tiên ra ngoài xem phim kể từ khi các căng thẳng chính trị dẫn tới việc đốt phá các rạp chiếu bóng tại khu vực này 20 năm trước. Ảnh: Suhaib Salem/Reuters.
Cochabamaba, Bolivia: Người khuyết tật treo mình trên những chiếc xe lăn lơ lửng giữa cầu để phản đối chính phủ và trị giá gói hỗ trợ hàng tháng của họ. Ảnh: AFP/Getty Images.
Cochabamaba, Bolivia: Người khuyết tật treo mình trên những chiếc xe lăn lơ lửng giữa cầu để phản đối chính phủ và trị giá gói hỗ trợ hàng tháng của họ. Ảnh: AFP/Getty Images.
Athens, Hy Lạp: Người dân chờ trên boong phà khi có hơn 1.000 người đổ về gây quá tải các khu vực trú ẩn tại cảng Piraeus. Các cơ quan viện trợ và tổ chức phi chính phủ cho biết phản ứng “vô ý” của châu Âu trước cuộc hoảng di cư đang chuốc lấy thảm họa nhân đạo trải dài từ khu vực biên giới Hy Lạp-Macedonia tới trại tạm thời phía ngoài Calais. Ảnh: Vadim Ghirda/AP.
Athens, Hy Lạp: Người dân chờ trên boong phà khi có hơn 1.000 người đổ về gây quá tải các khu vực trú ẩn tại cảng Piraeus. Các cơ quan viện trợ và tổ chức phi chính phủ cho biết phản ứng “vô ý” của châu Âu trước cuộc hoảng di cư đang chuốc lấy thảm họa nhân đạo trải dài từ khu vực biên giới Hy Lạp-Macedonia tới trại tạm thời phía ngoài Calais. Ảnh: Vadim Ghirda/AP.
Calais, Pháp: Người di cư Iran khâu miệng phản đối phá dỡ khu trại Jungle. Người di cư và tị nạn tại khu trại tiến hành biểu tình ngồi và đốt nơi trú ẩn trong nỗ lực ngăn công việc phá dỡ tiếp diễn tại nơi này. Ảnh: Yoan Valat/EPA.
Calais, Pháp: Người di cư Iran khâu miệng phản đối phá dỡ khu trại Jungle. Người di cư và tị nạn tại khu trại tiến hành biểu tình ngồi và đốt nơi trú ẩn trong nỗ lực ngăn công việc phá dỡ tiếp diễn tại nơi này. Ảnh: Yoan Valat/EPA.

Thu Giang

(Theo Guardian)

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.