Iran tố Mỹ tìm cách phá bỏ thỏa thuận hạt nhân lịch sử

Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia tối cao Iran Ali Shamkhani cho rằng, Mỹ đang tìm kiếm các lý do để phá bỏ thỏa thuận hạt nhân lịch sử.

Tuyên bố trên được ông Shamkhani đưa ra sau khi Mỹ yêu cầu Iran cho phép thanh tra các cơ sở quân sự của nước Cộng hòa Hồi giáo này. Những chỉ trích này phản ánh căng thẳng đang gia tăng trong quan hệ giữa Mỹ và Iran đối với thỏa thuận hạt nhân quốc tế, hay còn gọi là Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA) được Iran ký với Nhóm P5+1.

iran to my tim cach pha bo thoa thuan hat nhan lich su hinh 1
Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia tối cao Iran Ali Shamkhani. Ảnh: Reuters

Phát biểu trên truyền hình, ông Shamkhani nhấn mạnh, Iran không có hoạt động hạt nhân bí mật ở bất cứ địa phương nào trên khắp đất nước. Các vấn đề được đưa ra là kế hoạch của Mỹ nhằm biện minh cho việc nước này không tuân thủ các cam kết.

Ông Shamkhani chỉ trích chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang tìm cớ để hủy hoại thỏa thuận hạt nhân quốc tế, hay còn gọi là Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA) được Iran ký với Nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc cùng với Đức) cách đây hơn 2 năm.

Ông nêu rõ Iran chỉ hành động trong khuôn khổ các thỏa thuận và hướng dẫn cụ thể của Kế hoạch Hành động toàn diện chung và sẽ không chấp nhận bất kỳ một nghĩa vụ nào nằm ngoài khuôn khổ thỏa thuận.

Trước đó, ngày 14/9, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif tuyên bố không thể đàm phán lại thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và nhóm P5+1. Ông Zarif  nêu rõ, một thỏa thuận tốt hơn Kế hoạch Hành động toàn diện chung hiện nay là "hoàn toàn không tưởng" và đã đến lúc Mỹ phải tuân thủ thỏa thuận như Iran.

Mỹ đã nhiều lần yêu cầu thanh tra các cơ sở quân sự của Iran, như một phần của quá trình xác minh việc tuân thủ thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Trong khi đó, Liên Hợp Quốc tuyên bố không có nghĩa vụ tiến hành thanh tra các cơ sở quân sự của Iran, trừ khi có sự nghi ngờ về hoạt động bất hợp pháp.

Liên Hợp Quốc cũng cho biết đã tăng gấp đôi số lần thanh tra tại Iran kể từ khi thỏa thuận hạt nhân lịch sử được Iran ký kết với các cường quốc thế giới hồi tháng 7/2015, đồng thời nói rằng không có bằng chứng cho thấy nguyên liệu hạt nhân được vận chuyển tới các cơ sở quân sự hay những địa điểm khác.

Liên quan đến thỏa thuận quốc tế về vấn đề hạt nhân của Iran, mang tên Kế hoạch hành động toàn diện chung, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia ngày 15/9 cho rằng, Mỹ không nên rút khỏi thỏa thuận.

Trả lời phỏng vấn báo giới tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Mỹ về thông điệp Nga muốn gửi tới Mỹ trong cuộc gặp có thể diễn ra giữa Iran và nhóm P5+1, ông Nebenzia cho biết: “Hãy ở lại Kế hoạch Hành động toàn diện chung. Thỏa thuận này rất quan trọng. Đây không chỉ là thông điệp của Nga mà của tất cả các bên tham gia thỏa thuận cũng như những nước bên ngoài”.

Kế hoạch Hành động toàn diện chung được ký hồi tháng 7/2015 sau nhiều năm quan hệ căng thẳng giữa Iran và phương Tây, theo đó Iran hạn chế các hoạt động làm giàu urani để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của quốc tế. Tuy nhiên, thỏa thuận trên đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ do những căng thẳng mới đây giữa Mỹ và Iran.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chiến dịch tranh cử hồi năm ngoái đã coi thỏa thuận này là "một thảm họa" và là thỏa thuận "tồi tệ nhất" từ trước đến nay. Trong tháng 9 này, ông Donald Trump đã ký phê chuẩn các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran liên quan chương trình tên lửa của nước này.

Chính quyền Mỹ sắp tới thời điểm phải xem xét lại chính sách với Iran. Sớm nhất là vào ngày 15/10 tới, ông Donald Trump sẽ phải đưa ra quyết định về việc có nên duy trì hiệp ước này hay không, tính tới cả việc Iran đã tuân thủ thỏa thuận này hay chưa và nó có lợi cho an ninh quốc gia của Mỹ hay không./.

Theo VOV

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.