Siêu bão HaiYan ập xuống Philippines như ngày tận thế

Với số liệu ước tính sơ bộ về thiệt hại nhân mạng lên đến hơn 10.000 người cho đến thời điểm hiện tại, siêu bão HaiYan (Hải Yến) nhiều khả năng sẽ là cơn bão cướp đi nhiều sinh mạng nhất từ trước đến nay tại Philippines, các quan chức nước này dự báo ngày 10.11.

sadsa
Những người sống sót khiêng xác một nạn nhân xấu số của siêu bão Hải Yến đem chôn tại thành phố Tacloban - Ảnh: Reuters

Không có một căn nhà nào còn nguyên vẹn tại thành phố Tacloban, nơi có khoảng 220.000 người sinh sống, và các vùng duyên hải khác thuộc tỉnh Leyte, theo AFP.

Elmer Soria, cảnh sát trưởng tỉnh Leyte, ước tính có khoảng hơn 10.000 người đã thiệt mạng vì siêu bão.

Còn ông Sebastian Rhodes Stampa, trưởng đoàn đánh giá thiên tai của Liên Hiệp Quốc, hiện đang có mặt tại Tacloban, kể lại rằng ông thấy “những chiếc xe hơi lật úp và trên đường phố chỉ còn những đống đổ nát”.

“Lần cuối cùng tôi thấy thiên tai quy mô lớn cỡ này là vụ sóng thần ở Ấn Độ Dương”, ông Stampa cho hay, ý muốn nói về thảm họa động đất và sóng thần xảy ra hồi năm 2004, khiến khoảng 220.000 người thiệt mạng tại 14 quốc gia.

dfgbfdg
Xác người chết nằm la liệt trên đường phố

Reynolds là phóng viên kỳ cựu chuyên săn tin về siêu bão của hãng tin CNN (Mỹ)cho biết Hải Yến là siêu bão tàn khốc nhất mà anh từng được thấy.

“Đây đích thị là thiên tai thảm khốc nhất mà tôi từng được tận mắt chứng kiến”, Reynolds thừa nhận.

dgfdg

Một người dân đau buồn khi chứng kiến căn nhà bị sập của mình

Hầu hết các máy quay của Reynolds đã bị hư hỏng do bão, nên anh đã dùng iPhone để quay lại cảnh ngập lụt tại Tacloban, mà theo phóng viên này miêu tả là như cảnh ngày tận thế được nói trong Kinh Thánh.

Theo lời kể của Reynolds, ngay tại khách sạn anh ở, các khách trọ ở tầng 1 được chở bằng xuồng ra ngoài trong khi một số khác đang bám víu vào các tấm nệm nổi lềnh bềnh trên mặt nước.

“Những người khách ở tầng 1 không thể mở cửa vì nước lũ chặn lại, nên họ đập cửa sổ để thoát ra. Nước chảy tứ phía. Điện đóm thì tắt ngúm”, Reynolds thuật lại.

Còn chính quyền tỉnh Leyte thừa nhận hoàn toàn "bị choáng" bởi hậu quả do siêu bão để lại và vẫn chưa liên lạc được với nhiều vùng trong tỉnh.

P.V (Tổng hợp)

tin mới

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.