Tác chiến điện tử Nga làm xịt 36 quả Tomahawk?

Ông Trump đã cho bắn một quả tên lửa trị giá 2 triệu USD vào một túp lều giá 10 USD hoặc như bắn vào một con lạc đà trên sa mạc.

Tổng thống Donald Trump vẫn chưa hết mệt mỏi với việc vội vã cho “Tomahawk bay vào Syria” nhằm trừng phạt chính quyền Assad vì bị Washington cho là thủ phạm gây ra vụ thảm sát bằng vũ khí hoá học tại Idlip hôm 4/4 vừa qua.

Theo giới phân tích và giới truyền thông Mỹ, danh dự của một nước Mỹ siêu cường đã bị ảnh hưởng rất lớn bởi hành động vội vã này. Điều đó thể hiện ra qua 3 hiệu ứng cụ thể:

Trump mất quá nhiều từ sự vội vã của mình
Trump mất quá nhiều từ sự vội vã của mình

Trump mất quá nhiều từ sự vội vã của mình

Thứ nhất, đến giờ này Washington vẫn không thể lý giải được 36 quả tên lửa Tomahawk được phóng đi nhưng bị xịt thì nay đang ở đâu và nguyên nhân của việc đó là gì?

Không lý giải được điều này, niềm kiêu hãnh của quân lực Hoa Kỳ sẽ tan biến trong giây phút nóng vội của Trump.

Tạp chí The Unz Review của Mỹ cho biết, kể từ khi tên lửa Tomahawk trình làng từ đầu những năm 1990, tỷ lệ hỏng hóc chỉ là 5%. Các tên lửa Tomahawk được bắn đi thường bay bám sát mặt đất trong hành trình khiến chúng hầu như trở nên vô hình trước các hệ thống radar trên mặt đất.

Trong khi đó, Nga không có sự hiện diện của máy bay cảnh báo sớm trên bầu trời Syria vào thời điểm trên để giúp các hệ thống phòng không quy ước của Syria có thể đánh chặn các tên lửa Tomahawk của Mỹ.

Từ đó tờ tạp chí của Mỹ đặt vấn đề: chắc phải có sự hiện diện của một hệ thống tác chiến điện tử của Nga trong vùng phụ cận căn cứ không quân Shayrat của quân đội Syria - mục tiêu đòn tập kích tên lửa Tomahawk Mỹ hôm 7/4.

Theo giới phân tích, điều này phù hợp với thực tế, bởi trong hành trình bay đến mục tiêu, các tên lửa Tomahawk của Mỹ đã bị tác động trong chừng mực nào đó, khiến chúng bị chệch khỏi đường bay đã định và bị rơi trước khi tới đích.

Bất luận thế nào, bất luận nguyên nhân gì khiến 36 quả Tomahawk bị xịt mà không lý giải được đều là hậu quả của của việc chính quyền Trump đã không có phương án bọc hậu, không tính đường lui cho mình khi hành động không diễn ra như hoạch định.

Thứ hai, Trump đã đưa Washington vào thế việt vị trước Moscow sau nước đi này. Trump "không thèm" nghe lời Putin điều tra toàn diện sự kiện Idlib trước khi hành động để bây giờ Washington "không dám" nghe lời Moscow điều tra thoả đáng vụ việc.

Mỹ mong muốn có một nghị quyết lên án Syria sử dụng vũ khí hoá học nhưng lại bị Nga phủ quyết. Muốn ngăn cản hành động của Moscow thì Washington phải trưng ra chứng cứ rõ ràng.

Để có chứng cứ thì phải điều tra và điều tra có kết quả, song Washington lại không muốn điều tra, mà theo giới phân tích thì dường như Washington lo ngại kết quả điều tra rõ trắng đen sẽ khiến hậu quả từ hành động của Trump mang đại hoạ cho nước Mỹ. Đành phải tiến thoái lưỡng nan.

Không những vậy, sau khi những quả “Tomahawk Mỹ bay vào Syria”, Moscow đã đình chỉ Biên bản ghi nhớ về phòng chống sự cố và đảm bảo an toàn hàng không trên bầu trời Syria, vốn được Nga và Mỹ ký kết vào tháng 10/2015.

Hành động này của Moscow là cực kỳ nguy hại với Washington, bởi lẽ theo văn kiện này thì quân đội Nga và Mỹ có thể trao đổi trực tiếp thông tin tình báo nhằm tránh các va chạm ngoài ý muốn giữa lực lượng không quân hai bên.

Việc Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson phải bỏ dở cuộc họp của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G7 để tức tốc bay sang Moscow được cho là chủ yếu nhằm tìm cách thuyết phục Moscow khôi phục lại Biên bản ghi nhớ đó.

Dù cuối cùng Nga – Mỹ đã nối lại Biên bản ghi nhớ về phòng chống sự cố và đảm bảo an toàn hàng không trên bầu trời Syria, song không thể phủ nhận Washington đã đánh mất thế của mình trước Moscow trong trường hợp này.

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược và Dự báo của Nga, ông Nikita Danyuk nhận định rằng: "Quyết định nối lại biên bản ghi nhớ là một dấu hiệu cho thấy nhiều khả năng, Mỹ sẽ không còn có bất kỳ hành động nào có ý trấn áp Syria”.

Thứ ba, đối chiếu giữa hệ luỵ phải gánh chịu với hiệu quả có được, dư luận Mỹ chỉ trích Trump đã quá lãng phí tiền của của nước Mỹ, của người dân Mỹ qua hành động sốc nổi của mình.

Tomahawk chưa bay vào Triều Tiên vì Trump không được phép ném tiền qua cửa sổ nữa?
Tomahawk chưa bay vào Triều Tiên vì Trump không được phép ném tiền qua cửa sổ nữa?

Tomahawk chưa bay vào Triều Tiên vì Trump không được phép ném tiền qua cửa sổ nữa?

The Atlantic bình luận rằng, ông Trump đã phát động một dạng tấn công quân sự vốn nổi tiếng với lời chế nhạo của Tổng thống George W. Bush khi bắn một quả tên lửa trị giá 2 triệu USD vào một túp lều giá 10 USD hoặc như bắn vào một con lạc đà trên sa mạc.

Điều đó cho thấy việc Tổng thống Trump đề nghị gia tăng ngân sách cho quốc phòng phải chăng nhằm giúp cho ông thoải mái thực hiện nhiều phi vụ “dùng tên lửa bắn lạc đà”.

Cũng nên biết rằng, theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố ngày 24/4, thì năm 2016 chi tiêu cho các kế hoạch quân sự của Mỹ đạt 611 tỷ USD, trong khi Nga chỉ ở mức 69,2 tỷ USD, chưa bằng 1/8 của Mỹ.

Moscow còn cho rằng chi tiêu quốc phòng của Nga thực tế còn thấp hơn tính toán của SIPRI.

Điều này không thể không khiến giới quân sự, giới phân tích và dư luận Mỹ đặt vấn đề về tính hiệu quả trong các hoạt động quân sự của Mỹ.

Vì vậy những hành động vội vã kiểu Trump cho “Tomahawk bay vào Syria” sẽ bị xem xét, mổ xẻ và Trump khó có thể có hành động tương tự.

Trong khi “hành động đó chỉ là một động thái cảnh báo chứ không có tính khuất phục. Nó tạo điều kiện cho lãnh đạo Syria và Nga có một loạt các lựa chọn về việc đáp trả ra sao và rất có thể sẽ đưa Mỹ dấn vào những bước đi rủi ro tiềm tàng sắp tới mà tổng thống Trump không thể hình dung nổi”, theo The Atlantic.

Theo Đất Việt

tin mới

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.