Thế giới 24/7: Nhiều câu hỏi hóc búa tại thượng đỉnh Trump-Putin, EU đạt đột phá về di cư

Phú Bình (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Thế giới 7 ngày qua hé mở nhiều diễn biến quan trọng và bất ngờ, nổi bật là Nga-Mỹ xác nhận thông tin gặp nhau tại nước thứ 3, EU đạt thỏa thuận về vấn đề di cư hóc búa, chiến thắng của ông Erdogan trong bầu cử Thổ Nhĩ Kỳ,...
Trump - Putin sẽ gặp nhau vào giữa tháng 7: Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Nga sẽ diễn ra vào ngày 16/7 tại Helsinki, Phần Lan. Đây là thông tin được Nhà Trắng đưa ra hôm 28/6, 1 ngày sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Vladimir Putin và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton tại Điện Kremlin. Ảnh: Internet
Trump - Putin sẽ gặp nhau vào giữa tháng 7: Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ và Tổng thống Nga sẽ diễn ra vào ngày 16/7 tại Helsinki, Phần Lan. Đây là thông tin được Nhà Trắng đưa ra hôm 28/6, 1 ngày sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Vladimir Putin và Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton tại Điện Kremlin. Ảnh: Internet
5 vấn đề được cho là sẽ nằm trong chương trình nghị sự gồm: Ổn định hạt nhân chiến lược; Xung đột Syria và cuộc chiến chống khủng bố; Cuộc khủng hoảng Ukraine; Chiến tranh mạng; và Quan hệ song phương. Ảnh: Twitter
5 vấn đề không hề đơn giản được cho là sẽ nằm trong chương trình nghị sự của thượng đỉnh Trump-Putin gồm: Ổn định hạt nhân chiến lược; Xung đột Syria và cuộc chiến chống khủng bố; Cuộc khủng hoảng Ukraine; Chiến tranh mạng; và Quan hệ song phương. Ảnh: Twitter
 
EU đạt thỏa thuận đột phá về người di cư
EU đạt thỏa thuận đột phá về người di cư: Vào khoảng 5h sáng 29/6 theo giờ Brussels, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đăng trạng thái trên mạng xã hội Twitter, cho biết các nhà lãnh đạo đã nhất trí về một tuyên bố chung từ hội nghị thượng đỉnh EU28, bao gồm một giải pháp về vấn đề di cư. Ảnh: AP
Được gọi là “lịch sử”, cuộc họp quyết định này cuối cùng đã không phải kết thúc trong ẩu đả và tránh được hình ảnh tiêu cực về một châu Âu bên bờ vực bùng nổ chia rẽ như nhiều người lo ngại. Các nhà lãnh đạo châu lục đã phần nào thở phào dù thỏa thuận vẫn còn khá mong manh.
Cuộc họp "lịch sử" rất may không phải kết thúc trong ẩu đả và tránh được hình ảnh tiêu cực về một châu Âu bên bờ vực bùng nổ chia rẽ như nhiều người lo ngại. Các nhà lãnh đạo "lục địa già" đã phần nào thở phào dù thỏa thuận vẫn còn bị đánh giá là khá mong manh. Ảnh: Internet
Ngày 28/6, nghi phạm Ramos đã bắn vỡ cửa kính tòa soạn báo Capital Gazette ở thành phố Annapolis, thủ phủ tiểu bang Maryland, và sau đó xả súng vào phòng biên tập tin tức của tòa soạn này, khiến 5 người thiệt mạng và 2 người khác bị thương. Ảnh: Hir TV
Nhà báo Mỹ đối diện vụ xả súng kinh hoàng: Ngày 28/6, nghi phạm Jarrod Ramos đã bắn vỡ cửa kính tòa soạn báo Capital Gazette ở thành phố Annapolis, thủ phủ tiểu bang Maryland, sau đó xả súng vào phòng biên tập tin, khiến 5 người thiệt mạng, 2 người khác bị thương. Ảnh: Hir TV
Điều tra ban đầu nhận định, nghi phạm đã chặn lối cửa sau của tòa soạn với mục đích sát hại nhiều người nhất có thể. Y bị giam không được bảo lãnh và sẽ đối mặt với 5 cáo buộc giết người cấp độ 1. Ảnh: Internet
Điều tra ban đầu nhận định, nghi phạm đã chặn lối cửa sau của tòa soạn với mục đích sát hại nhiều người nhất có thể. Y bị giam không được bảo lãnh và sẽ đối mặt với 5 cáo buộc giết người cấp độ 1. Nhiều năm qua, Ramos đã theo đuổi vụ kiện với tòa soạn báo này liên quan tới một bài báo đăng năm 2011 về việc y bị cáo buộc quấy rối. Ảnh: Internet
 
Recep Tayyip Erdogan tái đắc cử Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: Erdogan đã giành đa số phiếu trong cuộc bầu cử hôm 24/6. Như vậy, ông Erdogan đã vượt qua thách thức nghiêm trọng nhất từ trước đến nay đối với vị thế chính trị của mình, thắt chặt thêm quyền lực tại quốc gia ông đã nắm quyền 15 năm. Ảnh: WP
Recep Tayyip Erdogan tái đắc cử Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: ÔngErdogan đã giành đa số phiếu trong cuộc bầu cử hôm 24/6, vượt qua thách thức nghiêm trọng nhất từ trước đến nay đối với vị thế chính trị của mình, thắt chặt thêm quyền lực tại quốc gia ông đã nắm quyền 15 năm. Ảnh: WP
Khoảng 59 triệu cử tri đủ điều kiện đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội hôm 24/6. Erdogan cho biết tỷ lệ đi bỏ phiếu là 90%, con số đặc biệt cao đối với bất kỳ cuộc bầu cử nào.
Khoảng 59 triệu cử tri đủ điều kiện đi bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội hôm 24/6. Erdogan cho biết tỷ lệ đi bỏ phiếu là 90%, con số đặc biệt cao đối với bất kỳ cuộc bầu cử nào. Trong ảnh: 
Một cử tri cao tuổi đi xe lăn đến điểm bỏ phiếu tại Istanbul. Ảnh: Getty
Thái Lan chạy đua với thời gian tìm đội bóng thiếu niên mất tích: 1 tuần sau thông tin 12 thành viên trong độ tuổi 11-16 của đội bóng Wild Boars cùng huấn luyện viên mất tích trong hang động Tham Luang Nang Non, giới chức nước này vẫn đang tích cực đẩy mạnh công tác tìm kiếm.
Thái Lan chạy đua với thời gian tìm đội bóng thiếu niên mất tích: 1 tuần sau thông tin 12 thành viên trong độ tuổi 11-16 của đội bóng Wild Boars cùng huấn luyện viên mất tích trong hang động Tham Luang Nang Non hôm 23/6, giới chức nước này vẫn đang tích cực đẩy mạnh công tác tìm kiếm. Ảnh: CNN
Khoảng 840 binh sĩ, 90 thành viên đơn vị đặc nhiệm, 4 trực thăng, các trang thiết bị cứu hộ thiên tai được triển khai. Thủ tướng Prayuth Chan-ocha ngày 29/6 cũng tới hiện trường trực tiếp chỉ đạo.
Khoảng 840 binh sĩ, 90 thành viên đơn vị đặc nhiệm, 4 trực thăng, các trang thiết bị cứu hộ thiên tai được triển khai, tuy nhiên mưa lớn kéo dài đã cản trở công tác tìm kiếm. Thủ tướng Prayuth Chan-ocha ngày 29/6 cũng tới hiện trường trực tiếp chỉ đạo. Người dân Thái Lan đang cùng nhau cầu nguyện bình an cho những người mất tích, lan truyền những bức ảnh cảm động trên mạng xã hội. Ảnh: Twitter
Anh thông qua dự luật Brexit: Ngày 26/6, Chủ tịch Hạ viện Anh thông báo Dự luật Rút khỏi EU đã được Nữ hoàng Elizabeth II chính thức phê chuẩn. Ảnh: CBS
Anh thông qua dự luật Brexit: Ngày 26/6, Chủ tịch Hạ viện Anh thông báo Dự luật Rút khỏi EU đã được Nữ hoàng Elizabeth II chính thức phê chuẩn, xác nhận thời điểm Anh rời khỏi khối nước này theo luật Anh là 23h ngày 29/3/2019. Ảnh: CBS
 

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.