Thế giới và những biến chuyển bất ngờ

(Baonghean) - Tuần qua, mặc cho mùa đông khắc nghiệt diễn ra ở nhiều nơi, song tình hình thế giới lại có xu hướng nóng lên trước nhiều sự kiện như bùng phát dịch bệnh Zika, tình hình Biển Đông có dấu hiệu leo thang căng thẳng,...

Bên cạnh đó, người ta cũng chú ý đến những chuyển biến trong cuộc hòa đàm về vấn đề Syria và thái độ của người Đức đối với nữ Thủ tướng Angela Merkel - 2 sự kiện đang dần hé lộ những biến động khó lường.

Cuộc xung đột Syria đến nay đã kéo dài gần 5 năm với nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người dân nước này. Ảnh: RT.
Cuộc xung đột Syria đến nay đã kéo dài gần 5 năm với nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người dân nước này. Ảnh: RT.

Phe đối lập chấp thuận tham gia hòa đàm về Syria

Những nỗ lực lực thúc đẩy đàm phán nhằm kết thúc chiến tranh tại Syria đã đạt được khởi đầu chẳng mấy suôn sẻ tại Geneva nhưng may thay, phe đối lập rốt cuộc tuyên bố đổi ý vào phút chót, đồng ý tham gia hòa đàm sau khi bỏ lỡ cuộc họp đầu tiên giữa phái đoàn của Liên hợp quốc và đại diện chính quyền Bashar al-Assad.

Chỉ trong vài giờ đồng hồ, tình thế dường như có sự xoay chuyển đáng kể, mở ra niềm hy vọng dù là nhỏ nhoi về chiều hướng tích cực cho tình hình chiến sự rối ren hiện nay tại chảo lửa Trung Đông Syria.

Ủy ban đàm phán của phe đối lập đã đưa ra quyết định vào đêm muộn ngày 29/1, gạt bớt sự thiếu chắc chắn và sức ép ngoại giao nặng nề đặt lên đôi vai những bên mong muốn xúc tiến nhanh chóng và hiệu quả các cuộc đàm phán. 

Xét cho cùng, trong bối cảnh như hiện nay, chỉ cần các bên hữu quan chịu đồng ý ngồi lại cùng nhau trong dăm ba cuộc gặp thì đó cũng là thành công hết sức to lớn đối với phông màn chính trị khu vực và thế giới.

Ông Staffan de Mistura, đặc phái viên của Liên hợp quốc đã tổ chức phiên “đàm phán thân mật” với phái đoàn của chính phủ Syria, khi họ bay từ Damascus và đến trước các đại diện phe đối lập xuất phát từ Riyadh.

Trước đó, phe đối lập đã tập trung tại thủ đô của Saudi Arabia để thảo luận về việc liệu có nên tham dự hòa đàm hay không, khi yêu cầu của họ về việc chấm dứt không kích và bao vây chưa được đáp ứng.

Theo các nguồn tin từ Riyadh, người đứng đầu cơ quan đàm phán của phe đối lập đã thẳng thừng từ chối khởi động đàm phán với đặc phái viên De Mistura chừng nào mà cam kết của chính Liên hợp quốc về việc tiếp cận nhân đạo và ngừng các vụ tấn công chưa được thực thi.

Tuy nhiên, không lâu sau đó, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond đã điện đàm với người đứng đầu phái đoàn đàm phán đối lập để hối thúc họ xuất hiện tại bàn đàm phán, thậm chí còn nhận định rằng nếu họ không làm vậy, họ đang trao cơ hội vào tay ông Assad.

Và không chỉ riêng Anh, giới chức cùng cố vấn của Pháp và Mỹ cũng đưa ra những lập luận tương tự, dẫn tới kết cục là phe đối lập đưa ra tuyên bố chính thức cho hay “đã quyết định tham gia các cuộc đàm phán tại Geneva sau khi nhận được những sự bảo đảm của Mỹ và Liên hợp quốc”.

Dù động thái trên hàm chứa điều gì đi nữa, thì chung quy lại đó vẫn là một “tín hiệu tốt”, như nhận xét của đặc phái viên về Syria tại Liên hợp quốc De Mistura. Đến nay, cuộc nội chiến tại Syria đã kéo dài gần 5 năm, khiến hơn 250.000 công dân nước này thiệt mạng và 4,5 triệu người bị mất nhà cửa.

Đặc phái viên về Syria tại Liên hợp quốc Staffan de Mistura. Ảnh: AP.
Đặc phái viên về Syria tại Liên hợp quốc Staffan de Mistura. Ảnh: AP.

Ông De Mistura là đặc phái viên thứ 3 của Liên hợp quốc được bổ nhiệm để giải quyết chiến tranh Syria. Theo kế hoạch, các cuộc đàm phán hòa bình lần này nhằm đưa tất cả các bên liên quan đến cuộc xung đột Syria, ngoại trừ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và nhóm chiến binh Mặt trận al-Nusra, cùng nhau ngồi vào bàn đàm phán.

6 tháng là thời gian dự kiến tổ chức các cuộc trao đổi giữa các bên, qua đó tìm ra những triển vọng về các lệnh ngừng bắt, hoạt động chống IS và tăng cường tiếp cận nhân đạo. Mục tiêu dài hạn hơn được  đề ra là thiết lập chính phủ lâm thời để soạn thảo hiến pháp mới và tổ chức tổng tuyển cử trong vòng 18 tháng.

Tuy nhiên, câu hỏi trọng tâm về tương lai của ông Assad lại không được nhắc đến trên bàn thương thuyết lần này.

Dù những hy vọng về việc đạt được sự dàn xếp ổn thỏa về chính trị qua đàm phán là rất mong manh, nhưng chí ít với dấu hiệu “thiện chí” từ phía phe đối lập, chúng ta có thể kỳ vọng vào việc các bên thống nhất cùng giảm bớt bạo lực và bảo đảm an toàn cho các khu vực dân cư sinh sống ở chảo lửa Syria.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đang mất dần lòng dân?

Mới đây, trong một cuộc thăm dò ý kiến dư luận, kết quả cho thấy cứ 10 công dân Đức lại có 4 người muốn nữ lãnh đạo quốc gia đầu tàu châu Âu phải từ chức, trong bối cảnh liên minh cầm quyền tại nước này vừa tiết lộ gói chính sách mới về người tị nạn.

Theo số liệu mới được công bố, 39,9% số người Đức được hỏi trong cuộc khảo sát của tạp chí “Focus” cho rằng chính sách về người di cư của bà Merkel là nguyên do buộc bà phải bước xuống khỏi chiếc ghế Thủ tướng hiện nay. Trong khi đó, 45,2% trong 2.000 người tham gia cuộc thăm dò ý kiến nói rằng họ không nghĩ bà nên rời nhiệm sở. 15% còn lại từ chối đưa ra ý kiến.

Đây là diễn biến khá khác thường bởi lẽ từ lâu nay bà Merkel luôn nhận được tỷ lệ ủng hộ cao từ phía những người dân của mình. Thậm chí, trong năm qua, bà đã được nhiều tạp chí danh giá trên thế giới bầu chọn là nhân vật có ảnh hưởng của năm, với những quyết sách quan trọng không chỉ riêng với nền kinh tế hàng đầu châu Âu mà còn đối với toàn bộ khối Liên minh này.

Hơn thế, bà cũng là một trong số ít ỏi những chính khách rộng lượng với người di cư trong cuộc khủng hoảng dai dẳng phủ bóng đen khắp châu lục.

Tỷ lệ ủng hộ của người dân Đức đối với Thủ tướng Angela Merkel đang giảm dần trong những tháng gần đây. Ảnh: Reuters.
Tỷ lệ ủng hộ của người dân Đức đối với Thủ tướng Angela Merkel đang giảm dần trong những tháng gần đây. Ảnh: Reuters.

Tuy vậy, trong vài tháng trở lại đây, nhiều người đặt câu hỏi phải chăng “gió đã đổi chiều” khi lượng người ủng hộ bà giảm đáng kể trong những tháng gần đây, đặc biệt là khi số người tìm kiếm tị nạn đặt chân tới Đức từ Trung Đông và Bắc Phi chưa có dấu hiệu giảm bớt trong những ngày qua, chưa nói đến vụ bê bối Đêm giao thừa tại một số thành phố lớn của đất nước cũng làm xấu đi nhanh chóng hình ảnh của người nữ lạnh đạo.

Trong số những tiếng nói phản đối, các thành viên của Đảng Sự lựa chọn thay thế cho nước Đức (AfD) vốn nghiêng về cánh hữu kịch liệt chỉ trích bà Merkel, và 2/3 số thành viên đảng này yêu cầu nữ Thủ tướng phải từ chức.

Kết quả trưng cầu dân ý được công bố không lâu sau khi liên minh cầm quyền của Đức đi đến thỏa hiệp về những thay đổi đối với các quy định về tị nạn. Gói chính sách thứ 2 về tị nạn bao gồm một sự sửa đổi nhỏ trong các quy định đối với các gia đình muốn xin cơ chế tị nạn tại Đức.

Theo đó, có thể trong thời gian tới, người di cư sẽ phải chờ đợi 2 năm nếu muốn được đoàn tụ với các thành viên trong gia đình nếu họ “không ở trong tình trạng cá nhân khẩn cấp”.

Khía cạnh gây tranh cãi này của thỏa thuận đã gặp phải nhiều phản ứng từ phía chính giới Đức. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích ý định đình chỉ việc đoàn viên gia đình những người di cư, thậm chí có ý kiến cho rằng nếu thực thi chính sách trên sẽ là điều “vô cùng đáng tiếc”.

Trong bối cảnh không mấy lạc quan như vậy, bà Merkel cần đưa ra đối sách nhanh chóng để sớm ổn định tình hình, trấn định lòng dân và bảo vệ hình ảnh của bản thân trong lòng công chúng.

Thu Giang

(Theo DW)

tin mới

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.