Tiết lộ kế hoạch đảo chính chi tiết tại Thổ Nhĩ Kỳ

Truyền hình tiếng Arab Aljazeera đêm 17/7 công bố một bản kế hoạch chi tiết do lực lượng đảo chính quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng.

Theo đó, kế hoạch đảo chính ban đầu được dự kiến bắt đầu lúc 3h sáng ngày 16/7 với mục tiêu là chiếm giữ tất cả các ghế quyền lực trong Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có mệnh lệnh bắt sống hoặc thủ tiêu Tổng thống Erdogan.

Tuy nhiên, kế hoạch bất ngờ thay đổi và một mệnh lệnh được đưa ra là phải tiến hành đảo chính sớm hơn tại hai thành phố lớn nhất nước là thủ đô Ankara và Istanbul, thực hiện việc chiếm giữ các tòa nhà chính phủ trọng yếu, các cây cầu huyết mạch, Bộ tổng tham mưu và các sân bay.

Cũng theo kế hoạch đảo chính do Aljazeera công bố, một tốp trực thăng vũ trang với hàng chục quân nhân đã được phái tới khu vực Tổng thống Erdogan đang nghỉ mát ở Marmaris, miền nam nước này, với mệnh lệnh phải bắt sống hoặc thủ tiêu ông Erdogan. Tuy nhiên, Tổng thống Erdogan đã rời khỏi khách sạn ở Marmaris khoảng 40 phút trước khi nhóm binh sỹ đảo chính tới nơi.

tiet lo ke hoach dao chinh chi tiet tai tho nhi ky hinh 0
Đảo chính quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh: Sputnik News)

Ngoài ra, Aljazeera còn cho biết, có một danh sách chi tiết gồm 80 tướng lĩnh quân đội tham gia cuộc đảo chính với những nhiệm vụ và sự phân vai quyền lực cụ thể. Tham gia kế hoạch lật đổ Chính quyền còn có cả các quan chức cảnh sát và giới tư pháp. Trong khi đó, một tài liệu khác thì chỉ ra rằng, quân số của lực lượng đảo chính lên tới 20.000 người.   

Cuộc đảo chính quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ nổ ra khoảng 19h30 tối 15/7 theo giờ địa phương. Phe đảo chính đã bắt giữ tham mưu trưởng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, đại tướng Hulusi Akar; phong tỏa hay cây cầu huyết mạch trên eo biểu Bosphorus nối hai vùng lãnh thổ Á - Âu của Thổ Nhĩ Kỳ; chiếm giữ một số doanh trại quân đội; triển khai xe tăng kiểm soát sân bay Ataturk ở Istanbul; huy động máy bay chiến đấu liên tục quần đảo trên bầu trời thủ đô Ankara; bắn phá trụ sở Cơ quan tình báo quốc gia bằng trực thăng vũ trang; khống chế một số Đài phát thanh và truyền hình.

Tuy nhiên, cuộc đảo chính đã nhanh chóng bị dập tắt. Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định đã bắt giữ khoảng 6.000 quân nhân, binh sỹ và những người liên đới, trong đó có nhiều tướng lĩnh cấp cao. Ít nhất 265 người được xác định đã thiệt mạng và gần 1.500 người khác bị thương trong các diễn biến của cuộc đảo chính.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan thề sẽ khiến những kẻ phản loạn phải trả giá đắt, đồng thời yêu cầu Mỹ dẫn độ Giáo sỹ Fathullah Gulen về Thổ Nhĩ Kỳ để xét xử. Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc ông Gulen là chủ mưu âm mưu phản loạn./.  

Theo VOV

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.