'V.I. Lênin - người sáng tạo ra cuộc đời mới'

(Baonghean) - Dưới chế độ Nga hoàng, nhân dân lao động ở Nga có một đời sống hết sức cơ cực. Trong bài “Gửi nông dân nghèo” được viết năm 1903, V.I. Lênin (1870 -1924) khẳng định: “Phương sách duy nhất để làm cho nhân dân lao động hết cùng khổ, là thay đổi từ dưới lên trên, chế độ hiện nay trên toàn quốc và lập chế độ xã hội chủ nghĩa”.

Một nước Nga của thời kỳ đen tối

Đầu thế kỷ XX, nước Nga đã chuyển lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc nhưng lại mang nhiều tàn tích của chế độ phong kiến.

Về nông nghiệp, 30 nghìn địa chủ chiếm 70 triệu đề-xi-a-tin (1 đề-xi-a-tin = 1,09 ha) và bản thân Nga hoàng và gia đình, họ hàng chiếm đến 7 triệu đề-xi-a-tin. Trong khi đó, nông dân Nga chiếm 4/5 dân số, nhưng 65% số hộ ở nông thôn là bần nông, không có ruộng đất. Họ bị Nga hoàng và bọn địa chủ bóc lột nặng nề và tàn bạo.

Hình ảnh về những năm đói kém ở vùng Nizhny Novgorod, nước nga Sa Hoàng giai đoạn 1891-1892, trong ảnh là bữa ăn tập thể của dân làng Pralevke ở hạt Lukoyanovskoye. Ảnh tư liệu
Hình ảnh về những năm đói kém ở vùng Nizhny Novgorod, nước nga Sa Hoàng giai đoạn 1891-1892. Trong ảnh là bữa ăn tập thể của dân làng Pralevke ở hạt Lukoyanovskoye. Ảnh tư liệu lịch sử

Về công nghiệp, năm 1914, tổng sản lượng công nghiệp của Nga đứng thứ 5 trên thế giới, sau các nước Mỹ, Anh, Pháp và Đức nhưng chỉ chiếm 4% tổng sản lượng công nghiệp thế giới. Hầu như tất cả các ngành công nghiệp chủ yếu của Nga nằm trong tay tư bản nước ngoài. Công nhân ở Nga chiếm 10% dân số nhưng bị giới chủ bóc lột nặng nề nên đời sống rất khó khăn.

Lênin đã nhận xét tình trạng nước Nga là “một bên là chế độ sở hữu ruộng đất lạc hậu nhất cùng với tình trạng nông thôn dốt nát nhất và một bên là chủ nghĩa tư bản công nghiệp và tài chính tiên tiến nhất”.  V.I. Lênin nhận ra liên minh công nông là lực lượng nòng cốt cho cách mạng. Người nhận định: “Nội dung xã hội của cuộc cách mạng sắp nổ ra ở nước Nga chỉ có thể là nền chuyên chính dân chủ cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân. Cách mạng không thể thắng lợi ở nước Nga nếu không lật đổ được chế độ quân chủ và bọn địa chủ phong kiến. Song giai cấp vô sản không thể lật đổ chúng nếu không được nông dân giúp đỡ”.

Mở ra một thời đại mới trong lịch sử thế giới

Ngày 4/4/1917, trước Trung ương Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga họp tại Petrograd, V.I. Lênin đã đọc “Nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay”. Trong đó, Người nhấn mạnh phải giải quyết ruộng đất cho nông dân và bánh mỳ cho người nghèo.

Ngày 7/11/1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi. Ngày 8/11/1917, V.I. Lênin được Đại hội Xô viết Nga bầu làm Chủ tịch Hội đồng Dân ủy nước Nga Xô viết. Người nhấn mạnh: “Chúng ta tự hào là đã có cái hân hạnh được bắt đầu việc xây dựng Nhà nước Xô-viết và do đó, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử thế giới, thời đại thống trị của một giai cấp mới, giai cấp bị áp bức trong tất cả các nước tư bản và ở khắp nơi đều đang tiến tới một cuộc đời mới, tới chỗ chiến thắng giai cấp tư sản, tới chỗ thành lập chuyên chính vô sản, tới chỗ giải phóng nhân loại khỏi ách tư bản, khỏi những cuộc chiến tranh đế quốc”. Ngày 10/1/1918, Đại hội Xô viết toàn Nga lần III đã thông qua “Tuyên ngôn về quyền lợi nhân dân lao động và bị bóc lột”, khẳng định nước Nga là một nước Xô viết với mục tiêu xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xóa bỏ giai cấp.

V.I. Lênin là vị lãnh tụ đã giúp nước Nga Xô viết và Liên Xô phát triển vượt bậc từ nước Nga Sa Hoàng lạc hậu. Ảnh: tư liệu lịch sử
V.I. Lênin là vị lãnh tụ đã giúp nước Nga Xô viết và Liên Xô phát triển vượt bậc từ nước Nga Sa Hoàng lạc hậu. Ảnh: tư liệu lịch sử

Để hiện thực những tuyên bố trên, V.I. Lênin và những người Bôn-sê-vích Nga đã lập tức có những biện pháp. Về nông nghiệp. Từ mùa Xuân năm 1918, “Sắc lệnh ruộng đất” đã bắt đầu thực hiện nhằm thỏa mãn những nguyện vọng lâu đời của nông dân Nga. Nông dân đã nhận được (không phải trả tiền) hơn 150 triệu ha ruộng đất từ gia đình Nga hoàng và giai cấp địa chủ, được xóa 3 tỷ rúp tiền nợ ngân hàng. Tháng 6/1918, chính quyền Xô viết lập các Ủy ban bần nông ở nông thôn. Các ủy ban này đã trưng thu và bàn giao 50 triệu ha ruộng đất cho bần nông.

Đối với công nghiệp, vào ngày 14/11/1917, V.I. Lênin đã ký vào bản “Điều lệ về chế độ kiểm soát của công nhân”. Theo đó, công nhân được quyền kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất trên mọi lĩnh vực từ công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp đến giao thông, vận tải và xí nghiệp, hợp tác. Ngày 28/6/1918, Sắc lệnh quốc hữu hóa toàn bộ nền đại công nghiệp được V.I. Lênin ban hành. Tới đầu tháng 9/1918 đã có hơn 3.000 xí nghiệp công nghiệp được quốc hữu hóa.

Để cải thiện đời sống cho nhân dân lao động, V.I. Lênin cho rằng phải: “Nâng cao trình độ học vấn và văn hóa cho quần chúng nhân dân”, “Nâng cao tinh thần kỷ luật của người lao động, kỹ năng lao động của họ, tính khéo léo của họ”. Trong “Sáng kiến vĩ đại” được viết năm 1919, V.I. Lênin nhận định: “Công nhân tự nguyện tự giác, liên hợp với nhau, sử dụng kỹ thuật hiện đại” thì mới có thể tạo ra năng suất lao động cao hơn. Bên cạnh đó, V.I. Lênin cũng nhấn mạnh về việc thi đua trong lao động và sản xuất.

Vào tháng 3/1919, tại Mockva, V.I. Lênin gặp gỡ với các nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa từ khắp nơi trên thế giới và lập ra Quốc tế Cộng sản. Việc làm này theo V.I. Lênin là sự cần thiết để chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước Nga Xô viết được bảo vệ trên phương diện quốc tế, để Nhà nước Xô viết trở thành hình mẫu và sự cổ vũ cho phong trào cách mạng thế giới, trước hết là phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ở phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở phương Đông.

Lênin nói chuyện tại Đại hội lần thứ 3 của Quốc tế Cộng sản năm 1921. Ảnh tư liệu lịch sử
Lênin nói chuyện tại Đại hội lần thứ 3 của Quốc tế Cộng sản năm 1921. Ảnh tư liệu lịch sử

Năm 1920, dưới sự phê chuẩn của V.I. Lênin, nước Nga Xô viết là nước đầu tiên cho phép người dân được nghỉ làm vào ngày Quốc tế Lao động 1-5. Nước Nga Xô viết cũng đã quy định số giờ làm việc là 8 tiếng mỗi ngày cũng như nhiều phúc lợi xã hội khác cho nhân dân lao động.

Đại hội Đảng Cộng sản Nga (Bolshevik) lần IX ngày 29/3/1920 đã đề ra kế hoạch khôi phục nền kinh tế quốc dân. Để nhanh chóng khôi phục kinh tế sau nội chiến và can thiệp của 14 nước tư bản chủ nghĩa, V.I. Lênin đề ra Chính sách kinh tế mới (NEP) để thay thế “Chính sách cộng sản thời chiến”. Với nông nghiệp, nhà nước thay thế việc trưng thu lương thực bằng việc đóng thuế lương thực. Sau khi nộp thuế, nông dân có toàn quyền mang lương thực dư thừa trao đổi trên thị trường. Với công nghiệp, trả lại cho chủ cũ những xí nghiệp nhỏ đã bị nhà nước tịch thu trước đó. Cho phép các nhà tư bản trong nước và nước ngoài mở các nhà máy và xí nghiệp. Với thương nghiệp, tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi…

Chính sách kinh tế mới (NEP) đã nhanh chóng đạt được kết quả khả quan. Ngay trong năm 1921, vụ thuế lương thực đầu tiên đạt 90%. Từ năm 1922, thành thị đã có đủ lương thực, thực phẩm. Năng suất lao động tăng 33% kể từ tháng 9/1925. Đời sống nông dân, công nhân được cải thiện. Qua phân phối thu nhập quốc dân những năm 1925 - 1926 cho thấy 82% thu nhập quốc dân thuộc công nhân, nông dân.

Ngày 30/12/1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập. Đại hội đã bầu V.I. Lênin làm Chủ tịch Hội đồng dân ủy Liên Xô. Đây là thắng lợi to lớn đến từ chính sách dân tộc của V.I. Lênin.

Thế vận hội Mùa Hè Mátxcơva năm 1980 đã cho nhân dân thế giới thấy được hình ảnh yên bình và phát triển của Liên Xô. Ảnh tư liệu lịch sử
Thế vận hội mùa Hè Mockva năm 1980 đã cho nhân dân thế giới thấy được hình ảnh yên bình và phát triển của Liên Xô. Ảnh tư liệu lịch sử

“Lênin là người sáng tạo ra cuộc đời mới”

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Người kế tục một cách thiên tài sự nghiệp vĩ đại của Mác và Ăng-ghen trong những điều kiện lịch sử mới là V.I.Lênin”. Người cũng khẳng định: “Trong con mắt của các dân tộc thuộc địa, trong lịch sử cuộc đời đau khổ và bị mất quyền của các dân tộc thuộc địa, Lênin là người sáng tạo ra cuộc đời mới, là ngọn hải đăng chỉ dẫn con đường đi tới giải phóng cho toàn thể nhân loại bị áp bức” .

Về con đường phát triển nền kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười là ngôi sao soi đường cho chúng tôi trong sự nghiệp xây dựng một cuộc đời hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam”. Dưới ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười do V.I. Lênin vạch ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: “Nói một cách tóm tắt, mộc mạc thì chủ nghĩa xã hội trước hết là làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một cuộc đời hạnh phúc”. Đó chính là xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Sau hơn 30 năm đổi mới (1986 - 2020), Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển.

____________________

Tài liệu tham khảo:

- V.I. Lênin, Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mockva, 1978.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000

tin mới

Hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tạo đà thắng lợi cho cả giai đoạn 2021 - 2025 (*)

Hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tạo đà thắng lợi cho cả giai đoạn 2021 - 2025 (*)

(Baonghean.vn) - Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh bế mạc Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XVIII sáng 22/4.

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sau vòng sơ khảo, với 2 phần thi Tự giới thiệu và Thi xử lý tình huống của 47 thí sinh thuộc 32 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh, Ban Tổ chức lựa chọn 9 thí sinh tiếp tục vào vòng chung kết Hội thi Bí thư chi bộ giỏi.

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

Danh mục vị trí việc làm công chức trong cơ quan Đảng và tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện

(Baonghean.vn) - Để tăng cường công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị theo Quy định số 70-QĐ/TW của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Quyết định số 2555-QĐ/TW về danh mục vị trí việc làm của các ban Đảng, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp huyện.

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

Công trình tượng đài V.I.Lê-nin tại TP. Vinh: Thêm sắt son tình hữu nghị truyền thống

(Baonghean.vn) - Việc chính quyền tỉnh U-li-a-nốp tặng tỉnh Nghệ An bức tượng của V.I. Lê-nin chính là nhằm góp phần thắt chặt mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai tỉnh, củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Liên bang Nga.

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024

(Baonghean.vn) - Theo kế hoạch của Trung ương, đến trước ngày 31/10/2024, các tỉnh, thành phố phải gửi phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã đến Bộ Nội vụ. Hiện các cấp, ngành trong tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu đề ra

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu nói gì về việc đặt tên xã sau sáp nhập?

(Baonghean.vn) - Trước vấn đề dư luận đang rất quan tâm việc đặt tên xã sau sáp nhập ở huyện Quỳnh Lưu, Báo Nghệ An đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Dinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, Phó trưởng Ban chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã huyện Quỳnh Lưu về nội dung liên quan.

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

Nghệ An bổ nhiệm 4 phó giám đốc sở

(Baonghean.vn) - Sáng 10/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lễ công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ. Theo đó, 4 đồng chí được bổ nhiệm giữ cương vị Phó Giám đốc các sở: Lao động, Thương binh & Xã hội; Văn hoá & Thể thao; Tài nguyên & Môi trường; Du lịch.

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

Chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở thị xã Thái Hòa

(Baonghean.vn) - Phần lớn các thông tin về thủ tục hành chính được mã hoá QR và công khai tại bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn thị xã Thái Hòa. Kết quả đó góp phần giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

Nghệ An thực hiện nghiêm kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước

(Baonghean.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An vừa ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện kết luận kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.

 Học tập và làm theo Bác, huyện Anh Sơn đề cao tính nêu gương của cán bộ, đảng viên

Học tập và làm theo Bác, huyện Anh Sơn đề cao tính nêu gương của cán bộ, đảng viên

(Baonghean.vn) - Triển khai thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, các cấp ủy Đảng ở huyện Anh Sơn tiếp tục quán triệt tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.