Vì sao Trung Quốc sẽ tập trận ba bên ở Malacca?

Vì sao Trung Quốc sẽ tập trận ba bên ở Malacca?

Tháng tới, quân đội Trung Quốc (PLA) sẽ tham gia tập trận với Australia, Malaysia và Mỹ tại eo biển Malacca.

Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn lời các nhà phân tích cho rằng, đây là một động tác ngoại giao của Bắc Kinh nhằm trấn an những nghi ngại về phía PLA.

Người phát ngôn PLA là Yang Yujun cho biết, đợt tập trận với Malaysia sẽ có sự tham gia của 1.160 quân nhân và hai tàu chiến của Trung Quốc, cùng với trực thăng và máy bay vận tải.

Nội dung của đợt tập trận này tập trung vào cứu trợ thảm họa, tìm kiếm cứu nạn và các kịch bản bị cướp tàu.

Hình ảnh
Hình ảnh trong cuộc tập trận chung giữa Nga và Trung Quốc hôm 24/8/2015. Ảnh: Xinhua

 Quân đội Trung Quốc và Australia đã lên kế hoạch cho một đợt tập trận chung khác từ ngày 20-28/9. Ông Yang cho biết thêm, đợt tập trận mang tên “Panda Kangaroo” sẽ có nội dung chính là tập huấn kỹ năng sinh tồn, đi xuồng và leo núi.

Trong những năm gần đây, quân đội Trung Quốc đã mở rộng phạm vi tiếp cận tới châu Phi, trong khi lập trường cứng rắn của họ tại các vùng biển tranh chấp đã khiến nhiều quốc gia khác coi đây là đe dọa tới an ninh khu vực.

Yue Gang, một nhà bình luận quân sự tại Bắc Kinh, cho rằng Trung Quốc hiểu rõ các nghi ngại trên đối với PLA có thể gây trở ngại cho các chiến lược như “Một vành đai, một con đường", trong khi đây lại là các kế hoạch nhằm thúc đẩy kết nối thương mại và hạ tầng ra bên ngoài.

“Cần có các biện pháp để giảm bớt hoài nghi với Trung Quốc khi mà Bắc Kinh muốn hợp tác với các quốc gia trên” – ông Yue nói thêm: “Để giảm thiểu các nguy cơ và trở ngại sau này thì cần phải tăng cường sự tin tưởng”.

Pang Zhongying – Hiệu trưởng Trường Nghiên cứu Toàn cầu tại Đại học Tôn Dật Tiên – nói rằng càng nhiều công ty Trung Quốc đầu tư mạnh vào hạ tầng ở nước ngoài thì quân đội lại càng cần tăng cường hoạt động chung với các đối tác nước ngoài.

“Nhưng cuộc tập trận chung này là một phần nỗ lực của Bắc Kinh để quân đội của họ tiếp cận với cộng đồng quốc tế” – ông Pang nhận định.

Ông Pang cũng cảnh báo: “những nỗ lực như vậy có thể xua tan nghi ngờ ở một chừng mực nào đó, nhưng hiệu quả thì còn phải chờ xem”.

Ông này nói rằng, Trung Quốc và Mỹ đã có được những tiến triển trong đàm phán về việc thiết lập nên bộ quy tắc ứng xử nhằm ngăn chặn tính toán sai lầm và đụng độ.

Ông Yang cũng bác bỏ thông tin rằng Trung Quốc đang ráo riết củng cố biên giới với Triều Tiên sau khi căng thẳng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên bùng phát vào tuần qua.

Các bức ảnh trên website của đại lục tuần qua cho thấy, PLA đã đưa rất nhiều xe tăng tới Yanbian, quận biên giới Trung Quốc giáp với Triều Tiên. Ông Yang nói rằng các thông tin này ‘là không có thật và hoàn toàn bị thổi phồng’.

“Các lực lượng phòng thủ biên giới Trung Quốc từ lâu đã duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu và tình trạng huấn luyện tốt” – ông Yang nói.

Theo VNN

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.