Xe máy, ô tô, trâu, bò... xếp hàng dài trên đê tránh lũ

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Mặc dù nước lũ tại một số địa phương đã rút dần nhưng ở những địa phương vùng hạ du huyện Hưng Nguyên nước vẫn đang dâng cao, bà con phải đưa gia súc, phương tiện lên đê Tả Lam để tránh ngập lụt.

Clip: Quang An

Thời điểm này, đi dọc tuyến đê Tả Lam chạy theo các xã Hưng Lợi, Châu Nhân, Xuân Lam... huyện Hưng Nguyên, không khó để bắt gặp hàng dài ô tô, xe máy, gia súc, thực phẩm được xếp đầy trên đê. Nguyên nhân là do những địa phương này có những khu vực nằm hoàn toàn ngoài đê đang ngập nặng, do đó, phương tiện, gia súc phải mang lên đê tránh trú, bảo quản.

Đến sáng 1/10, các xã vùng hạ du huyện Hưng Nguyên vẫn ngập sâu, phải di chuyển bằng thuyền. Ảnh: Q.A

Đến sáng 1/10, các xã vùng hạ du huyện Hưng Nguyên vẫn ngập sâu, phải di chuyển bằng thuyền. Ảnh: Q.A

Có mặt tại xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên sáng 1/10, P.V ghi nhận mực nước tại các xóm 1, 2 và 5 của xã đều trên 1 mét, có nơi ngập sâu 1,5 mét, cao hơn ngày 30/9. Bà con hoàn toàn bị cô lập, phải di chuyển bằng thuyền.

Dọc tuyến đê Tả Lam trên địa bàn xã Hưng Lợi có hàng trăm xe máy, ô tô, gia súc, gia cầm... chất thành hàng dài trên đê để tránh lũ.

Toàn bộ gia súc của người dân vùng ngập lụt xã Hưng Lợi đều được đưa lên đê Tả Lam. Ảnh: Q.A

Toàn bộ gia súc của người dân vùng ngập lụt xã Hưng Lợi đều được đưa lên đê Tả Lam. Ảnh: Q.A

Một số hộ còn dựng chuồng tạm cho trâu, bò. Ảnh: Q.A

Một số hộ còn dựng chuồng tạm cho trâu, bò. Ảnh: Q.A

Bà Nguyễn Thị Mùi ở xã Hưng Lợi cho biết: "Nước lũ dâng cao quá, nhà thì ẩm thấp nên phải đi ở nhờ nhà con cái phía bên trong đê để đảm bảo an toàn. Còn trâu, bò thì đưa lên đê cả. Gia đình thay nhau lội về nhà để hốt rơm cho trâu, bò ăn 2 ngày nay...".

Người dân phải lội về nhà để lấy rơm đưa lên đê cho trâu, bò ăn. Ảnh: Q.A

Người dân phải lội về nhà để lấy rơm đưa lên đê cho trâu, bò ăn. Ảnh: Q.A

Anh Nguyễn Văn Nam ở xã Hưng Lợi chia sẻ thêm: "Là dân vùng lũ nên chúng tôi đã quen thuộc với việc đưa tài sản, xe cộ, vật nuôi để lên đê chạy lũ. Ô tô của tôi cũng đã nằm trên đê 2 đêm rồi, không thể đưa về nhà vì trong làng ngập băng. Để tránh mưa gió, tôi phải căng bạt để bảo đảm cho xe của mình".

Ông Phan Hữu Đạo - Chủ tịch UBND xã Hưng Lợi cho biết: Nước trên thượng nguồn đổ về liên tục những ngày qua khiến các xóm ngoài đê như xóm 1, 2 và xóm 5 với 580 hộ, hơn 1.300 nhân khẩu bị chia cắt hoàn toàn. Mặc dù vậy, nắm được tình hình lụt nặng nên bà con đã chủ động đưa xe cộ, gia súc, tài sản lên đê để tránh lũ, đây là "truyền thống" của người dân địa phương mỗi mùa mưa lũ về. Một số hộ còn làm chuồng cho trâu, bò tránh lũ trong nhiều ngày.

Hàng trăm xe máy của người dân huyện Hưng Nguyên chất dài đê Tả Lam để tránh lụt. Ảnh: Q.A

Hàng trăm xe máy của người dân huyện Hưng Nguyên chất dài đê Tả Lam để tránh lụt. Ảnh: Q.A

"Mặc dù vậy, việc để tài sản trên đê nhiều đêm, đặc biệt là ô tô, xe máy sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, đặc biệt là trộm cắp xe máy. Do đó, địa phương vừa khuyến cáo người dân chủ động khóa xe, đồng thời, cắt cử các lực lượng dân quân tự vệ đi tuần mỗi đêm để đảm bảo an toàn tài sản của bà con nhân dân", ông Đạo nhấn mạnh.

Còn tại xã Châu Nhân, vùng ngập lụt nặng nhất trên địa bàn huyện Hưng Nguyên trong sáng 1/10, nước vẫn dâng cao hơn khoảng 40 cm so với ngày 30/9, gây ngập cầu đi vào xã Hưng Nhân cũ, khiến toàn bộ khu vực này bị cô lập hoàn toàn, chia cắt 1.100 hộ dân, hơn 5.000 nhân khẩu. Nhiều phương tiện của người dân không thể di chuyển được buộc phải nhờ lực lượng chức năng vận chuyển hoặc phải đưa lên đê để bảo quản.

Ô tô cũng căng bạt để nhiều đêm trên đê. Ảnh: Q.A

Ô tô cũng căng bạt để nhiều đêm trên đê. Ảnh: Q.A

Ông Phan Đình Hoàn - Phó Chủ tịch UBND xã Châu Nhân cho biết: "Do quanh năm sống chung với lũ nên nhiều bà con đã tự xây dựng các cồn tự cứu, được hỗ trợ xây dựng nhà chòi. Đến mùa mưa bão, người dân mang gia súc, tài sản lên chòi tránh lũ nên đã không còn phụ thuộc quá nhiều vào việc đưa lên đê tránh lũ như trước kia. Mặc dù vậy, một số hộ dân chưa có cồn tự cứu và bị ngập sâu thì họ vẫn chủ động đưa gia súc, phương tiện lên đê để đảm bảo an toàn".

Việc để phương tiện trên đê nhiều đêm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, do đó, địa phương khuyến cáo người dân khóa xe cũng như cắt cử lực lượng tuần tra để đảm bảo an toàn. Ảnh: Q.A

Việc để phương tiện trên đê nhiều đêm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, do đó, địa phương khuyến cáo người dân khóa xe cũng như cắt cử lực lượng tuần tra để đảm bảo an toàn. Ảnh: Q.A

Theo báo cáo của huyện Hưng Nguyên, hoàn lưu bão số 4 đã khiến 15 ha lúa hè thu bị ngập (xã Hưng Tây), hơn 100 ha rau màu, cây ăn quả, nhà màng bị thiệt hại hoàn toàn, 104 ha nuôi trồng thủy sản bị cuốn trôi. Toàn huyện có gần 3.000 hộ dân bị ngập nặng ở 37 xóm...

Hiện nước vẫn đang ở mức cao tại các xã trọng điểm như Châu Nhân, Hưng Lợi, Xuân Lam, Hưng Trung... và chưa có dấu hiện rút./.

tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.