Xử lý trách nhiệm cán bộ, tập thể để sai sót trong xây dựng pháp luật như thế nào?

 Ông Lưu Bình Nhưỡng, Vụ trưởng - Trưởng Ban III, kiêm Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, đại biểu Quốc hội khoá XIV tỉnh Bến Tre trao đổi về giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng văn bản pháp luật trong thời gian tới.

 PV: Ông nhìn nhận thế nào về việc Bộ luật Hình sự 2015 phải hoãn thi hành do có nhiều sai sót. Theo ông, bài học rút ra sau một số  những sai sót trong công tác xây dựng luật  là gì?

Ông Lưu Bình Nhưỡng: Qua sự cố lùi thi hành Bộ luật Hình sự, cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân mới dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác xây dựng pháp luật. Thực ra không phải trước đó mọi văn bản pháp luật được ban hành đều hoàn hảo. Nhưng “sự cố” Bộ luật Hình sự là rất lớn, lại là đạo luật rất quan trọng do Quốc hội thông qua, do đó, đã thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của toàn xã hội.

Mặc dù Quốc hội đã kịp thời nhận trách nhiệm với tư cách là “chủ thể quyết định”, một số cơ quan có liên quan cũng đã bắt đầu tiến hành xem xét trách nhiệm của mình và tiếp tục tham mưu khắc phục sự cố này. Tuy nhiên, tôi cho rằng, qua  đây cần phải rút kinh nghiệm sâu sắc.

Ông Lưu Bình Nhưỡng, Vụ trưởng – Trưởng Ban III, kiêm Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.
Ông Lưu Bình Nhưỡng, Vụ trưởng – Trưởng Ban III, kiêm Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.

Thứ nhất, phải rút ra bài học từ khâu cán bộ, vì công tác cán bộ là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng của một văn bản pháp luật. Việc đào tạo, bồi dưỡng, phân công, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật, nhất là lập pháp, phải được quan tâm hơn. Theo đó, cơ quan soạn thảo cần phải có biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ trực tiếp xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Mặc dù mỗi một cơ quan bộ, ban, ngành đều có Vụ pháp chế. Song, từ trước đến nay, công tác pháp chế ở đây chủ yếu thực hiện công tác tham mưu, có tính chất nội bộ chứ không phải để thực hiện chuyên nghiệp công tác xây dựng văn bản pháp luật.

Tôi cho rằng, cần phải có định hướng chuyên nghiệp hóa dần đội ngũ cán bộ pháp chế ở các bộ, ngành,  đặc biệt là Bộ Tư pháp. Tương tự, cơ quan pháp chế của Văn phòng Chính phủ, các Ủy ban của Quốc hội phải lựa chọn cán bộ có chuyên môn cao về pháp luật và tâm huyết với hoạt động xây dựng pháp luật.

Thứ hai, về quy trình lập pháp, cần cân nhắc đối với luật, bộ luật quan trọng phải giãn tiến độ, thậm chí phải có kế hoạch cho các cơ quan chuẩn bị từ trước. Ví dụ: Bộ luật Hình sự và Bộ luật Dân sự là những Bộ luật cực kỳ đồ sộ, đòi hỏi thời gian và trí tuệ, vật chất con người, tất cả các nguồn lực. Nếu không có giai đoạn “tiền soạn thảo”, thì phải chuẩn bị kỹ, lấy ý kiến nhân dân và góp ý của Bộ, ngành có liên quan rất cẩn thận. Tôi cho rằng nên lấy ý kiến toàn diện, ngoài các vấn đề trọng tâm phải có hướng dẫn cụ thể để các cơ quan, tổ chức, cá nhân nghiên cứu góp ý kiến sâu về nội dung, câu từ, điều khoản cụ thể... Tránh tình trạng chỉ nêu một vài điểm nhấn quan trọng hoặc còn có ý kiến khác nhau và đề nghị cho ý kiến. Thực tế cho thấy, khi nghiên cứu góp ý kiến, hầu hết đều tập trung vào những vấn đề đã được hướng dẫn, định hướng mà không quan tâm nhiều đến các vấn đề khác.

Riêng đối với các cơ quan trực tiếp áp dụng luật như: Viện Kiểm sát, Tòa án, luật sư, luật gia phải có văn bản giải trình về các vấn đề phát biểu ý kiến.

PV: Thực tế cho thấy, tỷ lệ đại biểu chuyên trách để làm công việc này chưa tương xứng với yêu cầu. Điều này phải chăng là một nguyên nhân dẫn đến chất lượng luật chưa được bảo đảm?. Là đại biểu Quốc hội, ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

Ông Lưu Bình Nhưỡng:Như chúng ta đã biết, mỗi một nhiệm kỳ, Quốc hội phải thông qua rất nhiều đạo luật quan trọng. Tỷ lệ đại biểu chuyên trách hiện nay mặc dù theo quy định đã được tăng từ 25% lên 35%, nhưng đúng là chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội theo Hiến pháp. Trong thực tế đã có nhiều ý kiến cho rằng, cần tăng tỷ lệ đại biểu chuyên trách ít nhất lên 50%,  tiến tới phải để 70% đại biểu chuyên trách thì mới nâng cao chất lượng văn bản và quyết định các vấn đề quan trọng nhất của đất nước, đặc biệt cần hạn chế đại biểu làm việc ở cơ quan hành pháp; bởi thực tế, các đại biểu đó rất bận rộn trong chỉ đạo, điều hành công việc hằng ngày, mà công việc hành pháp là rất đồ sộ, chỉ làm tốt công tác điều hành đã là thành công lớn rồi. Điều đó cũng góp phần thực hiện nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước.

Quay trở lại vấn đề tại sao tất cả những lỗi của Bộ luật Hình sự đã được đặt lên bàn thảo luận, mà các đại biểu Quốc hội vẫn không phát hiện ra?.

Dư luận xã hội hiện nay cho rằng, ở phương diện nào đó thì có thể suy đoán là chất lượng đại biểu chưa cao, thậm chí phản ánh có một bộ phận đại biểu Quốc hội chưa phát huy hết trách nhiệm trong việc nghiên cứu tài liệu, đóng góp ý kiến tại diễn đàn Quốc hội, hoặc có vẻ như “khoán trắng” cho cơ quan soạn thảo, cơ quan trình, cơ quan thẩm định trong quá trình xây dựng luật. Theo tôi, đây là ý kiến cần phải được nghiên cứu một cách đúng mức, khách quan để có biện pháp nâng cao chất lượng xem xét, quyết định của đại biểu Quốc hội trong thời gian tới.

PV: Luật ban hành văn bản QPPL có hiệu lực từ ngày 1/7 cũng đã quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức,người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành văn bản QPPL. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, quy định còn quá chung chung dẫn đến tình trạng nếu có sai sót xảy ra thì “cha chung không ai khóc”?

Ông Lưu Bình Nhưỡng: Trách nhiệm trong xây dựng pháp luật rất khác trách nhiệm thi hành một vấn đề, nhất là liên quan đến nhiều chủ thể, trải qua nhiều quy trình, giai đoạn khác nhau.

Ví dụ, nếu chỉ kỷ luật một cá nhân một ông Bộ trưởng, Vụ trưởng cũng chưa hoàn toàn thuyết phục vì mỗi dự án luật đều có Ban soạn thảo, mà Ban soạn thảo bao gồm nhiều cơ quan tham gia, đều có trách nhiệm chung. Chủ thể trình dự án luật hiện nay là Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân… Hơn nữa, Luật Ban hành văn bản QPPL hiện chỉ có Chương XV quy định về “Giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật” (gồm các Điều 162 đến Điều 167), trong đó không quy định trường hợp giống như xây dựng, thông qua luật sai như trường hợp Bộ luật Hình sự; không quy định việc xử lý trách nhiệm chủ thể trong xây dựng văn bản QPPL. 

Vì vậy, tôi cho rằng, việc đặt ra một chế tài cụ thể để xử lý trách nhiệm cán bộ, tập thể sai sót trong xây dựng, ban hành văn bản QPPL là vô cùng khó khăn, đặc biệt không thể “xử lý trách nhiệm đối với Quốc hội” vì trách nhiệm thông qua luật. Tôi thực sự băn khoăn về vấn đề này. Tôi đề nghị phải nghiên cứu, quy định cụ thể để sau này có thể áp dụng.

Tuy nhiên, việc Quốc hội khoá XIII nhận trách nhiệm và khắc phục bằng việc cho dừng hiệu lực, tiến hành sửa chữa những quy định chưa phù hợp, chưa khoa học của Bộ luật Hình sự năm 2015 đã thể hiện như một dạng tự “chế tài” về bổn phận trước nhân dân và cử tri rồi.

Đối với cơ quan, cá nhân chịu trách nhiệm soạn thảo, trình, thẩm định dự án luật không phải lúc nào cũng làm ra các luật có nhiều sai sót. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó cần xem xét kiểm điểm trách nhiệm, nếu thấy có nhiều sai phạm nghiêm trọng về đường lối, quan điểm, trình một đạo luật có quá nhiều vấn đề, nhiều “sạn” thì cũng cần phải lượng hoá lỗi và trách nhiệm cho tương xứng. Cần nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong vấn đề này để quy định cho phù hợp. 

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo dangcongsan

tin mới

Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh Nghệ An triển khai chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024

Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh Nghệ An triển khai chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024

(Baonghean.vn) - Hội nghị quán triệt, triển khai chuyên đề năm 2024 về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp tỉnh Nghệ An thu hút hơn 4.500 cán bộ, đảng viên và người lao động tham gia.

Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

(Baonghean.vn) - Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), sáng 17/5, đoàn cán bộ, công chức Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Lễ dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Người tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Kim Liên và đền Chung Sơn, huyện Nam Đàn.

Huyện Nghĩa Đàn trao giải Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết số 39-NQ/TW Bộ Chính trị về phát triển tỉnh Nghệ An

Huyện Nghĩa Đàn trao giải Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết số 39-NQ/TW Bộ Chính trị về phát triển tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Chiều 16/5, Ban Thường vụ Huyện ủy Nghĩa Đàn tổ chức trao giải Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 18/7/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Triển khai cuộc thi báo chí viết về mô hình, điển hình 'Dân vận khéo' tiêu biểu tỉnh Nghệ An năm 2024

Triển khai cuộc thi báo chí viết về mô hình, điển hình 'Dân vận khéo' tiêu biểu tỉnh Nghệ An năm 2024

(Baonghean.vn) - Chiều 16/5, Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức họp triển khai cuộc thi báo chí viết về mô hình, điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu tỉnh Nghệ An năm 2024. Đồng chí Ngọc Kim Nam - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì cuộc họp.

Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Kim Liên, Nam Đàn

Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Kim Liên, Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Sáng 16/5, đoàn đại biểu Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã về Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên, Nam Đàn, tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa, tưởng niệm, bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng sâu sắc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đoàn kiểm tra cải cách hành chính tỉnh đề nghị huyện Quỳnh Lưu cần chấn chỉnh hoạt động của Bộ phận Một cửa

Đoàn kiểm tra cải cách hành chính tỉnh đề nghị huyện Quỳnh Lưu cần chấn chỉnh hoạt động của Bộ phận Một cửa

(Baonghean.vn) - Đoàn kiểm tra của tỉnh Nghệ An đề nghị huyện Quỳnh Lưu cần chấn chỉnh hoạt động Bộ phận Một cửa, bố trí cán bộ công chức trực đầy đủ để tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân theo đúng quy định.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(Baonghean.vn) - Chiều 14/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Nghệ An triển khai chuyên đề 'Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh' năm 2024

Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Nghệ An triển khai chuyên đề 'Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh' năm 2024

(Baonghean.vn) - Hội nghị quán triệt chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 của Đảng uỷ Khối các cơ quan tỉnh Nghệ An được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 159 điểm cầu, với gần 6.500 cán bộ, đảng viên, người lao động tham gia.

Thúc đẩy 'tri thức hoá nông dân'

Thúc đẩy 'tri thức hoá nông dân'

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ cho nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, nông dân xuất sắc có đủ năng lực, điều kiện để thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, là hạt nhân thúc đẩy quá trình "tri thức hoá nông dân".

Phát biểu của đồng chí Nguyễn Đức Trung tại lễ hội Làng Sen

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An: Lễ hội Làng Sen là dịp giới thiệu, quảng bá về văn hoá, mảnh đất, con người xứ Nghệ đến bạn bè trong nước và quốc tế

(Baonghean.vn) - Phát biểu khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024, đồng chí Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhấn mạnh, Lễ hội là dịp giới thiệu, quảng bá về văn hoá xứ Nghệ, về mảnh đất, con người Nghệ An đến bạn bè trong nước và quốc tế.

Rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ Đảng ủy Khối Các quan tỉnh Nghệ An

Rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ Đảng ủy Khối Các quan tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Chiều 9/5, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt, rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo Đảng ủy Khối nhiệm kỳ 2020-2025 và nhiệm kỳ 2025-2030 theo Quy định số 50-QĐ/TW ngày 27/12/2021 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ.

Sâu sát cơ sở, vun đắp khối đại đoàn kết toàn dân

Sâu sát cơ sở, vun đắp khối đại đoàn kết toàn dân

(Baonghean.vn) - Ủy ban MTTQ các cấp huyện Nghĩa Đàn tích cực vận động người dân tham gia các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước. Các hoạt động góp phần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thể hiện rõ vai trò "cầu nối" bền chặt giữa Đảng, Chính quyền với Nhân dân.