Từ chức phải quy định bằng hệ thống pháp luật

PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc cho rằng, việc từ chức cần được quy định bằng hệ thống pháp luật thì mới được thực hiện một cách nghiêm túc.
Tại phiên họp Chính phủ vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị các thành viên Chính phủ thảo luận các biện pháp thực hiện lời hứa trước Quốc hội tại phiên chất vấn với tinh thần lời nói phải đi đôi với hành động. Thủ tướng đã lấy ví dụ: Có văn hóa từ chức không? Có Nghị định về vấn đề này không? Ai làm việc đó? Chính là Bộ Nội vụ phải làm việc đó trình Chính phủ. Phải thay đổi như thế nào để văn hóa từ chức dễ chịu, dễ làm, dễ thực hiện.
Về vấn đề này, phóng viên phỏng vấn PGS. TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng-Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc (Ảnh: Quang Trung).
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc (Ảnh: Quang Trung).
PV: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi trả lời chất vấn trước Quốc hội đã nhấn mạnh sẽ loại bỏ cán bộ thoái hóa ra khỏi bộ máy, thực hiện văn hóa từ chức. Ông đánh giá như thế nào về phần trả lời của Thủ tướng?
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc: Theo tôi, đây là lần đầu tiên Thủ tướng phát biểu trước diễn đàn Quốc hội đã đề cập thẳng thắn vấn đề lựa chọn cán bộ, bổ nhiệm cán bộ và sẵn sàng loại bỏ khỏi bộ máy những cán bộ không đáp ứng được những yêu cầu của sự phát triển, quản lý đất nước trong tình hình đổi mới hiện nay. Ý kiến của Thủ tướng cũng thể hiện quyết tâm chính trị của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Chính phủ. Quyết tâm đó nếu được thực thi trong thực tiễn thì nhất định sẽ mang lại chuyển biến căn bản trong cải cách hành chính hiện nay cũng như toàn bộ cải cách bộ máy nhà nước.
PV: Có thể thấy quyết tâm chính trị là rất lớn, cán bộ tốt hay xấu dân đều biết. Vậy tại sao lâu nay chúng ta chưa xử lý tốt bộ phận cán bộ yếu kém này, thưa ông?
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc: Chúng ta đã biết từ rất sớm tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý yếu kém nhưng xử lý được lại là cả một vấn đề rất khó. Nhiều khi quy trình xử lý cán bộ, công chức một cách kịp thời còn phụ thuộc toàn bộ quy trình công tác cán bộ chung của Đảng. Đó cũng là điểm cần lưu ý.
Sắp tới chúng ta cần cải tiến, đổi mới công tác cán bộ như thế nào kể cả bên Đảng và bộ máy nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị một cách đồng bộ thì mới có thể giải quyết được. Chúng ta hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền thì hệ thống pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng chi phối việc lựa chọn đội ngũ cán bộ.
Sau này căn cứ vào văn bản pháp luật đó mà thực thi thì mới nhanh chóng đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn lãnh đạo quản lý trong bộ máy nhà nước, nếu không sẽ rất chậm trễ. Vì pháp luật cũng chính là kết tinh quan điểm, đường lối của Đảng và ý chí của nhân dân, nếu đi thẳng vào thực thi những quy định của pháp luật thì nhanh chóng sẽ gỡ được những vấn đề có khi biết rồi nhưng xử lý rất chậm.
PV: Một trong những khâu loại bỏ cán bộ yếu kém ra khỏi bộ máy chính là việc xin từ chức. Quan điểm của ông về vấn đề này?
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc: Từ chức là một văn hóa và cần quan niệm đó là việc bình thường, là một khâu trong quản lý lãnh đạo nhà nước. Nghiên cứu trong lịch sử cho thấy, thời phong kiến cũng có từ chức vì các vị bất mãn với với sự nhiễu nhương của quan trường. Còn bây giờ từ chức vì không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ hoặc tự chịu trách nhiệm về công việc mình phụ trách. Trong lịch sử Đảng ta cũng từng có từ chức.
Việc từ chức không phải là vấn đề hoàn toàn mới. Sở dĩ văn hóa từ chức chưa trở thành phổ biến so với các nước, vì xét về mặt tâm lý, những người được bổ nhiệm chức vụ đều chịu tác động tâm lý từ gia đình, bạn bè, đồng sự, cấp trên, cấp dưới. Cho nên dũng cảm để nhận trách nhiệm để từ chức không phải là chuyện dễ dàng đối với từng cán bộ lãnh đạo quản lý.
Thứ hai, chức vụ quyền hạn thường gắn với lợi ích, nên việc từ bỏ lợi ích vật chất cũng không dễ dàng. Thứ ba, ở nước ta chưa quen với việc từ chức nên cảm thấy đó là vấn đề nặng nề.
Bản thân những người từ chức cũng nên được đánh giá đầy đủ bản lĩnh của họ. Nếu họ thấy không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ mà từ chức thì nên đánh giá cao hành động đó. Theo tôi, từ chức là rút lui trong danh dự đối với cán bộ lãnh đạo quản lý.
PV: Ngoài nguyên nhân trên thì pháp luật và những quy định đối với trách nhiệm người đứng đầu dường như còn chung chung, nên văn hóa từ chức vì vậy cũng hiếm thấy, thưa ông?
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc: Trong luật công chức, viên chức cũng như toàn bộ hệ thống pháp luật đã có quy định về việc đó nhưng vẫn chung chung, không rõ ở trường hợp nào thì nên từ chức. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI cũng nhắc tới trách nhiệm của người đứng đầu, tuy nhiên, trong thực tiễn cho đến nay, bao nhiêu người đứng đầu ở các cơ quan, đơn vị, ngành, địa phương đã bị xử lý về trách nhiệm không làm đến nơi đến chốn thì thực tế chưa rõ.
PV: Công tác cán bộ và loại khỏi bộ máy những cán bộ thoái hóa hay từ chức có được thực hiện hay không quan trọng vẫn là người đứng đầu, thưa ông?
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc: Quyết tâm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, người đứng đầu ngành tư pháp… trong nhiệm kỳ này rất cao. Tất cả quyết tâm của người đứng đầu cần biến thành hành động và phải có những bước đi, quy định cụ thể.
Do đó, cần giao cho những cơ quan chuyên môn nghiên cứu và đề xuất những biện pháp, giải pháp thực sự hiệu quả trong thực tiễn, đồng thời giữ gìn được sự thống nhất, phát triển của bộ máy.
PV: Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ vừa qua, Thủ tướng đã đề nghị các thành viên Chính phủ thảo luận các biện pháp để thực hiện lời hứa trước Quốc hội về nội dung này và Bộ nội vụ phải làm việc này. Theo ông, phải thay đổi như thế nào để văn hóa từ chức dễ chịu, dễ làm, dễ thực hiện?
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc: Bộ Nội vụ phải tham mưu Thủ tướng và Chính phủ để hoàn tất những quy định không chỉ trong Nghị quyết của Đảng mà phải quy định bằng hệ thống pháp luật. Ví dụ, Luật công chức, viên chức, Luật tổ chức Chính phủ, Quốc hội cần có điểm: tất cả những đồng chí giữ trọng trách, cương vị lãnh đạo, quản lý ở tất cả các cấp không hoàn thành nhiệm vụ phải từ chức. Ở đây dùng từ “phải”, “cho”, “nên” từ chức cần được sử dụng cẩn thận trong ngôn ngữ pháp luật. Các nhà lập pháp, quản lý nghiên cứu thấu tháo để đưa vào văn bản pháp luật. Chỉ có trên cơ sở văn bản pháp luật, Luật, cho đến những hướng dẫn cụ thể như Nghị định, thông tư thì mới có thể thực hiện một cách nghiêm túc.
PV: Xin cảm ơn ông./.
Theo VOV

tin mới

Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công chứng và Luật Đấu giá tài sản

Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công chứng và Luật Đấu giá tài sản

(Baonghean.vn) - Sáng 4/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công chứng và Luật Đấu giá tài sản. Hội nghị đã ghi nhận 11 lượt ý kiến góp ý sát với thực tiễn.

Đoàn công tác tỉnh Lai Châu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

Đoàn công tác tỉnh Lai Châu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

(Baonghean.vn) - Sáng 4/5,  Đoàn công tác tỉnh Lai Châu do đồng chí Vũ Mạnh Hà - Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên.

Chung sức xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển

Chung sức xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển

(Baonghean.vn) - Với trách nhiệm của những “người lính mang quân hàm xanh”, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn đã chủ động khắc phục khó khăn, góp phần xây dựng thế trận lòng dân vững chắc nơi biên giới; chung sức xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị và phát triển.

Các trường hợp thôi giữ chức danh trong Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã

Các trường hợp thôi giữ chức danh trong Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã

Dự thảo Thông tư hướng dẫn quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã và thực hiện chế độ, chính sách đối với các chức vụ chỉ huy của Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã đề xuất các trường hợp thôi giữ chức danh trong Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã.

'Làm theo lời Bác', Nam Đàn phát huy ý chí tự lực, tự cường xây dựng huyện kiểu mẫu

'Làm theo lời Bác', Nam Đàn phát huy ý chí tự lực, tự cường xây dựng huyện kiểu mẫu

(Baonghean.vn) - Triển khai Kết luận số 01 của Bộ Chính trị, Huyện uỷ Nam Đàn phát động đợt thi đua “Làm theo lời Bác” với các nội dung tập trung thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu trên cơ sở phát huy tinh thần tự lực, tự cường, xây dựng quê hương giàu đẹp.

Cải cách hành chính ở Nghệ An: ‘Chọn việc trọng tâm - Hành động quyết liệt’

Cải cách hành chính ở Nghệ An: ‘Chọn việc trọng tâm - Hành động quyết liệt’

(Baonghean.vn) - Năm 2024, Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh Nghệ An xác định phương châm hành động của công tác CCHC là “Chọn việc trọng tâm - Hành động quyết liệt”. Hiện các cơ quan, đơn vị, địa phương đang tập trung thực hiện tốt chủ đề của năm 2024 là tiếp tục cải thiện các chỉ số CCHC của tỉnh.

Phát huy tối đa các nguồn lực, quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

Phát huy tối đa các nguồn lực, quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở

(Baonghean.vn) - Đó là 1 trong những nội dung của Ban Chỉ đạo 1838 Tỉnh ủy Nghệ An nêu ra tại Thông báo kết luận Hội nghị sơ kết 01 năm thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025.

Nghĩa Đàn đưa việc học tập và làm theo gương Bác trở thành việc làm thường xuyên

Nghĩa Đàn đưa việc học tập và làm theo gương Bác trở thành việc làm thường xuyên

(Baonghean.vn) - Qua 3 năm thực hiện Kết luận 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị , việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn đã có sức lan tỏa sâu rộng, tạo chuyển biến mạnh mẽ.

Cần có sự thống nhất về cơ cấu tổ chức bộ máy HĐND cấp huyện và chế độ kiêm nhiệm ở cấp xã

Cần có sự thống nhất về cơ cấu tổ chức bộ máy HĐND cấp huyện và chế độ kiêm nhiệm ở cấp xã

(Baonghean.vn) - Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ của HĐND các cấp được tăng cường và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của HĐND cấp huyện và chế độ, chính sách cho đại biểu HĐND cấp xã đang đặt ra một số bất cập, cần được nghiên cứu để sửa đổi phù hợp hơn.

Thường trực HĐND tỉnh làm việc với UBND tỉnh về thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021 - 2025

Thường trực HĐND tỉnh làm việc với UBND tỉnh về thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021 - 2025

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở báo cáo của UBND tỉnh về kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh làm rõ nguyên nhân, đề ra các giải pháp cụ thể nhằm đạt kết quả cao nhất vào cuối nhiệm kỳ ở các chỉ tiêu dự báo khó đạt...

Hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tạo đà thắng lợi cho cả giai đoạn 2021 - 2025 (*)

Hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tạo đà thắng lợi cho cả giai đoạn 2021 - 2025 (*)

(Baonghean.vn) - Báo Nghệ An trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh bế mạc Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khóa XVIII sáng 22/4.

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

9 thí sinh lọt vào vòng thi chung kết Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sau vòng sơ khảo, với 2 phần thi Tự giới thiệu và Thi xử lý tình huống của 47 thí sinh thuộc 32 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ Khối Các cơ quan tỉnh, Ban Tổ chức lựa chọn 9 thí sinh tiếp tục vào vòng chung kết Hội thi Bí thư chi bộ giỏi.