Nam Hưng (Nam Đàn): Phát triển nghề chăn nuôi dê

(Baonghean) - Phát huy lợi thế của một xã có diện tích vùng đồi núi lớn, những năm gần đây, phong trào chăn nuôi gia súc ở Nam Hưng (Nam Đàn) phát triển mạnh. Đặc biệt nghề chăn nuôi dê đang được coi là mũi nhọn, đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ nông dân...
 
Chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi dê của gia đình Anh Trần Văn Hiền (ở xóm 3/2- xã Nam Hưng) đúng lúc anh đang chuẩn bị lùa đàn dê hơn 40 con đi chăn thả trên vùng đồi trồng keo, bạch đàn kề sát nhà rộng chừng 3 ha. Anh Hiền giải thích - "Phải thả vào thời điểm từ 9 giờ sáng trở đi, nếu thả vào sáng sớm, cỏ cây vẫn còn đọng sương dê ăn vào rất dễ bị mắc bệnh đường tiêu hoá ".
 
Là một trong những hộ dân nuôi tổng đàn lớn và có kinh nghiệm trong chăn nuôi dê, anh Hiền cho biết: Do có diện tích đồi núi rộng, nghề nuôi dê ở Nam Hưng đã phát triển từ rất lâu. Có thời điểm cả xã hầu như nhà nào cũng nuôi dê, hộ ít cũng có 3-5 con, hộ nhiều chăn thả đến hơn 50 con. Nhưng trước đây hiệu quả kinh tế từ nuôi dê thấp do tiêu thụ khó khăn do người tiêu dùng chưa quen ăn, nhiều hộ dân đã chuyển sang nuôi bò, gà, lợn... Mấy năm gần đây, nhà hàng, khách sạn mọc lên nhiều, theo đó nhu cầu về những món đặc sản chế biến từ thịt dê tăng khiến nghề nuôi dê phát triển trở lại.

Nhiều hộ nông dân xã Nam Hưng (Nam Đàn) thoát nghèo nhờ chăn nuôi dê

Dê là loài động vật chỉ thích ăn lá, không thích ăn tinh bột nên cũng dễ “chiều”; chúng ăn được cả các loại cây cỏ tự nhiên nghèo chất dinh dưỡng, chịu đựng kham khổ tốt nên tiền đầu tư thức ăn không cao, có thể chăn thả trên đồi núi, hoặc làm chuồng nuôi nhốt. Khó khăn lớn nhất trong chăn nuôi là vào mùa đông dê hay mắc một số bệnh như tụ huyết trùng, dịch tả, nhiệt thán vì sức chịu đựng kém do tác động của thời tiết khí hậu, nếu không có biện pháp phòng bệnh hợp lý dê sẽ dễ bị nhiễm bệnh và mất trắng cả đàn....
 
Nhân thời cơ bà con đua nhau bán dê giá rẻ vào thời điểm trước năm 2000, anh Thái Khắc Hà (ở xóm Lam Sơn) đã chọn lựa mua những con nái giống tốt về gây đàn. Từ 5 con dê giống nuôi ban đầu, do biết cách chăm sóc và áp dụng khoa học kỹ thuật đúng cách, đến nay đàn dê của gia đình anh Hà phát triển lên đến 40 con và luôn sinh sản ổn định từ 35- 40 con/năm. Việc tiêu thụ cũng rất thuận lợi vì có thương lái đến cân tận nhà. Với hình thức vừa cho sinh sản bán con giống vừa nuôi dê thương phẩm, trừ chi phí, hàng năm anh Hà thu lãi từ 50- 60 triệu đồng. Không riêng gì gia đình anh Hà, nhờ vào chăn nuôi dê nhiều hộ gia đình đã mua sắm được trang thiết bị, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Đặc biệt là tạo được việc làm vào thời điểm nông nhàn.
 
Theo đánh giá của ông Trần Đình Bính, chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Hưng thì: Với địa hình đồi núi cao, đất dốc, sản xuất nông nghiệp của xã phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời nên mùa màng năm được, năm mất. Trong bối cảnh đó, việc phát triển nghề chăn nuôi dê là phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Nam Hưng. Chăn nuôi dê không chỉ cần ít vốn, quay vòng nhanh mà còn tận dụng được công lao động nhàn rỗi và khai thác được tiềm năng đồi rừng của địa phương...
 
Một con nái tốt sinh sản mỗi năm được 2 lứa, mỗi lứa từ 1- 2 con, sau khoảng 7 tháng nuôi trọng lượng đạt từ 20- 25kg/con; tại thời điểm giá dê thịt cân tại chuồng  từ 100.000- 110.000 nghìn đồng/kg. Đây là mức giá mang lại lợi nhuận tương đối cao cho người chăn nuôi. Nếu giá dê thịt giữ được ở mức ổn định như hiện nay thì việc chăn nuôi dê đang đem lại hiệu quả kinh tế là rất khả quan. Các cụ xưa đã có câu, "Giàu nuôi chó, khó nuôi dê", do vậy đây có thể xem đây là mô hình chăn nuôi phù hợp cho các hộ gia đình nghèo, không có đất sản xuất, bởi chỉ cần bỏ ra 1,5- 2 triệu đồng là đã mua được một con nái tốt để gây đàn.
 
Toàn xã hiện 150/ 820 hộ chăn nuôi dê với tổng đàn hơn 3.000 con; quy mô nuôi từ 5- 40 con/hộ; tổng thu nhập hàng năm từ dê đạt trên 2 tỷ đồng. Hiện nay Nam Hưng là nơi chuyên cung cấp dê thịt, dê giống cho các địa phương trong, ngoài huyện và thành phố Vinh. Nếu như trước đây dê được nuôi theo kiểu chăn thả tự nhiên ở khu vực gò đồi, quanh nhà thì nay nhiều hộ dân đã xây chuồng trại hoặc quy hoạch theo mô hình trang trại, gia trại; mô hình này giúp cho khả năng sinh sản, năng suất nuôi cao hơn; chất lượng con giống cũng tốt hơn nhờ chủ động trong việc ghép đối giao phối.
 
Hiệu quả từ nuôi dê là điều kiện để Nam Hưng tiến tới xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung với số lượng hàng hoá lớn, góp phần khẳng định thương hiệu đặc sản thịt dê Cầu Đòn Nam Đàn đang được thị trường ưa chuộng. Đồng thời phát huy thế mạnh của ngành chăn nuôi trong phát triển kinh tế nông nghiệp vùng bán sơn địa của huyện nhà.

Ngọc Anh

tin mới

Các lực lượng, đoàn thể chung tay giúp người dân vùng cao thu hoạch lúa vụ xuân

Các lực lượng, đoàn thể chung tay giúp người dân vùng cao thu hoạch lúa vụ xuân

(Baonghean.vn) - Trước những diễn biến thất thường của thời tiết, khi lúa vụ xuân đã bắt đầu chín đồng loạt, các địa phương vùng núi cao Nghệ An đang tích cực “ra quân” gặt lúa với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, hạn chế tối đa thiệt hại với sản phẩm đã đến kỳ thu hoạch.

Thành Vinh rực rỡ những sắc hoa

Thành Vinh rực rỡ những sắc hoa

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, thành Vinh khoác lên mình tấm áo rực rỡ được dệt từ nhiều sắc hoa tươi tắn như bằng lăng, giáng hương, phượng vàng, phượng vĩ... 

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

(Baonghean.vn) - Đường N5 kéo dài kết nối với đường Hồ Chí Minh từ xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương lên huyện Tân Kỳ có chiều dài 15 km. Hiện nay, tuyến đường chưa hoàn thành để đưa vào sử dụng, dù đã cắm biển cấm nhưng các phương tiện vẫn “vô tư” đi vào, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.