Nông dân Tân Kỳ thu 100 triệu đồng/tháng từ bò sữa

(Baonghean.vn)- Hai năm nay, nông dân Nghĩa Đồng, Nghĩa Hợp (Tân Kỳ) đẩy mạnh nuôi bò sữa tại gia. Chỉ cần 8 con bò cho sữa, một hộ dân có thu nhập 60 triệu đồng/tháng. Có những hộ đã phát triển đàn bò lên đến 50 con.

Chị Lê ThijL]ơng xóm 3 Nghĩa Hợp
Chị Lê Thị Lương  xóm 3 Nghĩa Hợp đang vắt sữa bò để đi nhập cho nhà máy sữa ở Nghĩa Đàn. Bắt đầu 5h chiều chị vắt sữa và công việc kết thúc đến 7h tối. Sau đó đến 2h sáng, chị lại dậy tiếp tục công việc vắt sữa. Nhà chị hiện có 22 con bò sữa, trong đó 8 con cho sữa. Sản lượng sữa 1 ngày gia đình chị thu nhập đạt 1,5 tạ. Một tuần chị được nhà máy thanh toàn 15 triệu đồng tiền sữa.
Sữa đang chảy vào máy vắt sữa
Nông dân tự đầu tư máy vắt sữa, được cán bộ nhà máy sữa hướng dẫn kỹ thuật. Sữa vắt xong được bảo quản trong tủ lạnh trước khi nhập cho nhà máy.
Cán bộ xã và phòng Nông nghiệp huyện đi
Cán bộ xã và phòng Nông nghiệp huyện đi kiểm tra mô hình nuôi bò sữa ở Nghĩa Hợp Tân Kỳ. Đây là nghề mới, được lãnh đạo huyện đến làm việc với nhà máy sữa Vinamilk để đưa nghề về địa bàn.
Đàn bò của chị Loan
Đàn bò của chị  Lê thị Loan xóm 3 Nghĩa Hợp. Chị Loan có 5 con bò mẹ và 4 con bê giống. "Bò mẹ đẻ được bê giống như được cục vàng bởi bê có giá trị giá 60 triệu đồng/con". 
Thức ăn được ủ chua từ cỏ voi, rỉ mật, men  vi sinh ... tạo hương vị thơm ngon
Thức ăn của bò được ủ chua từ cỏ voi, rỉ mật, men vi sinh tạo hương vị thơm ngon.
Hai chú bò này đang vắt sữa
Bò giống hiện được từ các nguồn sạch bệnh, do cán bộ thú y nhà máy sữa kiểm soát nên nguồn sữa được đảm bảo. Các chú bò được gắn số theo dõi.
Người dân xã Nghĩa Đồng thả bò sữa ngoài vườn tạo sự thoải mái cho bò
Người dân xã Nghĩa Đồng thả bò sữa ngoài vườn tạo sự thoải mái cho bò. Ở Nghĩa Đồng có những gia đình đầu tư nuôi 50 con bò sữa.
Nhờ chăn nuôi bò sữa nhà ông Nguyễn Hồng Sơn (Nghĩa Hợp) làm được nhà khang trang.
Nhờ chăn nuôi bò sữa, các gia đình ở Nghĩa Hợp có của ăn, của để. Nhiều gia đình làm được nhà khang trang. Hiện nay, huyện Tân Kỳ đang phấn đấu phát triển  đàn bò sữa 1000 con và đây đang là nghề mang lại thu nhập cao nhất của nông dân Tân Kỳ hiện nay.

Châu Lan

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.