Nuôi hàu - ít vốn nhiều lời

(Baonghean.vn) - Ở khối 10 và khối 11, phường Mai Hùng, thị xã Hoàng Mai, bà con đang tất bật bước vào vụ thu hoạch hàu. Lựa thời điểm con nước rút, trên các khúc sông, đâu đâu cũng thấy cảnh bà con bơi thuyền đi lấy hàu. Nuôi hàu đã thành nghề cho thu nhập cao đối với nhiều hộ ở đây.

C
Nghề nuôi hàu ở Mai Hùng, thị xã Hoàng Mai xuất hiện cả chục năm nay. Với đặc thù có dòng Mai Giang tiếp giáp đổ ra cửa Lạch Cờn, nơi gặp gỡ của 2 con nước, từ thượng nguồn Mai Giang đổ về, và từ biển xâm nhập vào. Người dân nơi đây đã biết cách “dụ” hàu về chủ động nuôi.
a
 Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, bà con kết bè tre kiên cố dọc 2 bên mép sông Mai Giang, mua từng bì vỏ hàu loại thật to về đục lỗ, xâu thành từng xâu bằng dây cước và treo lên dàn, thả vào lòng sông. Đó là nơi sinh sống lí tưởng của loài hàu. Không cần chăm sóc, cuối tháng Chạp là người dân có thể bắt tay vào thu hoạch hàu.
a
 Anh Vũ Xuân Chung cho biết, năm được mùa, mỗi xâu hàu có thể ghè ra được 1 kg hàu ruột. Năm thời tiết không thuận lợi, hàu bị lép thì 3 xâu mới được 1 kg ruột hàu. Nhà anh có trên 7.000 xâu hàu, trừ các khoản chi phí bình quân mỗi năm thu về từ 30 – 40 triệu đồng.
a
Người dân Hoàng Mai vừa chèo thuyền vừa cắt từng dây hàu đưa về nhà.
a
Hàu thu hoạch xong được chuyển lên bờ, rồi xếp trên những chiếc xe kéo, chở về nhà. 
a
Những nhà nuôi hàu số lượng nhiều, mùa thu hoạch phải thuê từ 5 – 7 lao động chuyên ghè hàu mới kịp hàng nhập cho các nhà hàng, các chợ. Mỗi công lao động cho công việc này được trả từ 100 – 150 ngàn đồng.
Món hàu
Thời điểm đầu vụ, dịp áp tết, hàu được bán với giá 150 ngàn đồng/kg. Hiện nay hàu ghè và bán tại chợ có giá 90.000 đồng/kg. Ảnh: Món hàu xào mùng là món ăn giàu chất dinh dưỡng được nhiều người yêu thích.

 Nguyễn Vân

(Đài Hoàng Mai)

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.