10 bí mật ngạc nhiên về món mì ăn liền

Mì ăn liền tuy gần gũi, quen thuộc là vậy nhưng có rất nhiều bí mật thú vị về nó mà nhiều người chưa biết đến. Dưới đây là những sự thật thú vị về mì ăn liền có thể khiến bạn phát tròn xoe mắt ngạc nhiên.

Từ lâu món mì tôm hay còn gọi là mì ăn liền đã trở nên quen thuộc đối với bất kỳ ai trên thế giới. Chỉ cần bỏ ra 3 phút bạn đã có một tô mỳ thơm ngon, nóng hổi, nghi ngút khói vô cùng hấp dẫn. Chính vì vậy mà món ăn này đã trở thành lựa chọn hàng đầu của những người bận rộn, không có thời gian nấu ăn.

1. Mì ăn liền từng được coi là xa xỉ phẩm

Khi mì ăn liền lần đầu tiên được ra đời vào năm 1958, nó được coi là mặt hàng xa xỉ, có giá trị cao tại thời điểm đó.

Trong tình trạng khan hiếm lương thực nghiêm trọng của thời kỳ chiến tranh thế giới 2, mì ăn liền đã được phát triển vượt bậc tại Nhật. Tuy chỉ có sợi mì và ít gia vị, thế nhưng giá của nó có thể gấp 6 lần một bát mỳ Udon.

Sự thật, mì ăn liền, mì gói, mỳ gói, mì tôm, mỳ tôm, mỳ hảo hảo, miliket, ung thư, cảnh báo
Mì ăn liền từng là  xa xỉ phẩm 

Hàng ngày ăn bát mì chua cay hấp dẫn, bạn có tự hỏi ai là người đã phát minh ra món ăn này. Đó chính là ông Momofuku Ando, người Nhật Bản.

Nhận thấy tình trạng khan hiếm thực phẩm, ông Ando đã phát minh ra mì ăn liền. Ông cũng là người đem lại thành công cho thương hiệu mì Nissin, một loại mì ăn liền có vị gà và có thể chế biến dễ dàng ở bất cứ đâu.

2. Mì ăn liền từng được bán chạy nhất ở... trong tù

Mì ăn liền từng là món ăn được ưa chuộng và bán chạy nhất ở nhà tù khét tiếng nhất nước Mỹ, nhà tù Rikers. Loại mì cốc giá 35 cent từng là mặt hàng thực phẩm bán chạy nhất ở nhà tù Rikers. Đôi khi, người mua không ăn mì mà chỉ lấy những gói gia vị trong đó để làm đậm đà thêm thực đơn nhạt nhẽo hàng ngày.

3. Mì ăn liền không phải thực phẩm chay

Nhiều người lầm tưởng mì ăn liền là đồ chay. Tuy nhiên phần lớn mì ăn liền có gia vị bò, gà hay tôm là những gia vị có thành phần từ động vật, như mỡ hoặc thịt dạng bột.

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại mì tôm với đa dạng các hương vị. Tại Mỹ, hương vị mì ăn liền như thịt bò, gà, tôm rất được ưa chuộng. Ở Ba Lan, một công ty có tên Amino đã tạo ra một loại mì có hương vị của khói. Tại Anh thì nổi tiếng với mì Pot Noodle mang hương vị gà chiên. Còn Indonesia, người dân lại ưa thích ăn loại mì xào mà không cần nước dùng.

Bên cạnh mì ăn liền chứa gia vị làm từ động vật thì vẫn có một số loại mì chỉ chứa gia vị thực vật và được coi là mì chay.

4. Nhiều người thích ăn mì sống hơn là mì chín

Mặc dù mì ăn liền được thiết kế để nấu chín nhưng nhiều người lại thích thú với việc ăn mì sống hơn. Một trong những người có sở thích này là đầu bếp Chang, người góp phần quan trọng trong việc tạo nên "đế chế mì gói" trong nhiều nhà hàng Nhật. Ông Chang cho hay, mì ăn liền hấp dẫn hơn với ông khi chưa nấu chín và có rắc thêm một chút gia vị.

Còn ông David Chan, người đã góp phần tạo nên thành công của các chuỗi nhà hàng Momofuku cho hay: “Ăn mì tôm sống cùng với gói bộ gia vị của nó cũng đem lại một hương vị khó quên. Bạn sẽ cảm thấy giòn tan khi cắn một miếng mì tôm sống”.

Ở Hàn Quốc, các loại mì như Ottogi, Ppushu Ppushu và Pow Crunch rất thích hợp để ăn theo kiểu này. Tại Ấn Độ, người ta thường ăn sống loại mì có tên gọi là mì nâu, tại đây họ có ăn kèm thêm một số loại hạt, nho khô hoặc rau.

5. Trung Quốc là quốc gia ăn mì nhiều nhất trên thế giới

Theo thống kê của Hiệp hội mì ăn liền thế giới, năm 2013, với hơn 46 tỉ gói mì được tiêu thụ mỗi năm, Trung Quốc là nước "nghiện" mì ăn liền nhất thế giới.

6. Người Nhật coi mì ăn liền là phát minh đáng tự hào của họ

Viện nghiên cứu Fuji, Nhật Bản đã tiến hành cuộc khảo sát vào năm 2000 và công bố thông tin cho thấy, ngoài tự hào về các phát minh công nghệ, người Nhật còn lấy làm hãnh diện vì họ đã đưa mì ăn liền đạt tới tầm vóc như ngày nay. Đây cũng chính là lý do mì ăn liền mang thương hiệu "Made in Japan" còn được coi thực phẩm mang tầm vóc toàn cầu.

7. Có hẳn một bảo tàng mì ăn liền tại Osaka, Nhật Bản

Bảo tàng này có tên gọi là Bảo tàng mì cốc và được đặt tại thành phố Ikeda, Osaka, Nhật Bản để mọi người hiểu rõ lịch sử phát triển của mặt hàng ưa thích này. Đây là nơi trưng bày các vật dụng liên quan tới lịch sử phát triển của công nghiệp chế biến mì ăn liền.

Sự thật, mì ăn liền, mì gói, mỳ gói, mì tôm, mỳ tôm, mỳ hảo hảo, miliket, ung thư, cảnh báo

Bên cạnh đó còn có khu vực cho khách tự pha chế mì, có tới 5.460 cách kết hợp mì gói được thực hiện ở bảo tàng này.

8. Mì ăn liền đã được sử dụng trong không gian

Năm 2005, 2 năm trước khi Momofuku Ando qua đời, ông đã phát minh ra sản phẩm để đời mới là sản phẩm mì ăn liền trong không gian. Trong môi trường không trọng lực, mì gói được đặt trong các túi hút chân không, có thể được nấu chín và không tới cần nước sôi. Sản phẩm này được đưa ra vũ trụ trên tàu con thoi Discovery và được nhà du hành Soichi Noguchi thưởng thức đầu tiên.

9. Sẽ chỉ mất 140 USD (3 triệu đồng) một năm nếu bạn ăn mì ăn liền trừ bữa mỗi ngày

Nếu chi phí cho mỗi gói mì một bữa là khoảng 13 cent (2.800 đồng) thì một năm bạn chỉ mất khoảng 142 USD (khoảng 3 triệu đồng). Quá tiết kiệm luôn, nhưng sức khỏe của bạn sẽ không được đảm đâu đấy.

10. Và thực tế mì ăn liền Nhật Bản lấy cảm hứng từ Trung Quốc

Người Nhật thực sự phải cảm ơn người Trung Quốc vì sản phẩm nổi tiếng hàng đầu của mình. Phát âm từ mì “ramen” trong tiếng Nhật là biến tấu của từ “lo mein” – một dạng mì luộc đã có từ thế kỷ trước ở Trung Quốc.

Theo Vietnamnet

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.