Sử dụng nấm xanh để phòng trừ rầy hại lúa

(Baonghean) - Rầy nâu Nilaparvata lugens Stal là một loài dịch hại nguy hiểm trên lúa ở các nước trồng lúa trên thế giới. Tại Việt Nam, từ năm 1993 - 2003, rầy nâu và rầy lưng trắng là những đối tượng dịch hại quan trọng nhất trên lúa. Ở vùng khu 4, rầy nâu, rầy lưng trắng gia tăng về mật độ, diện tích hại và đã gây cháy lúa ở nhiều tỉnh trong vùng, ảnh hưởng đáng kể đến năng suất và chất lượng. Ngoài gây hại trực tiếp, rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh lùn sọc đen phương Nam trên lúa, hiện chưa có thuốc đặc trị.

Trong những năm gần đây, ở các tỉnh phía Nam (Cần Thơ, Sóc Trăng...), chế phẩm nấm xanh Metarhizium anisopliae đã được sử dụng để phòng trừ rầy nâu hại lúa trên diện rộng đạt hiệu quả cao. Nguồn nấm ký sinh trên rầy nâu đã được nhân lên và tồn tại trên đồng ruộng, bảo vệ và làm phong phú quần thể thiên địch, quản lý dịch hại rầy nâu hiệu quả.

    Sản xuất chế phẩm nấm xanh của nông dân xã Hưng Phúc, Hưng Nguyên.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định số 2006/QĐ-BVTV ngày 30/12/2009 về việc công nhận "Ứng dụng qui trình sản xuất nấm xanh tại nông hộ để phòng trừ rầy nâu hại lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long" là tiến bộ kỹ thuật mới. Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng khu 4 đã được Chương trình IPM/FAO, Cục Bảo vệ thực vật hỗ trợ thực hiện mô hình "Sản xuất và ứng dụng chế phẩm nấm xanh Metarhizium anisopliae tại nông hộ để phòng trừ rầy hại lúa ở Nghệ An". Mô hình được tiến hành vào vụ hè thu - mùa năm 2011; vụ đông xuân và hè thu - mùa 2012 tại xã Hưng Phúc, huyện Hưng Nguyên. Đến nay, sau gần 2 năm triển khai, mô hình đã đem lại hiệu quả rõ nét. Kết quả sản xuất nấm xanh tại nông hộ đạt trên 87%, quy trình sản xuất đơn giản, dễ làm, phù hợp với điều kiện của người dân. Chế phẩm nấm xanh M. anisopliae có hiệu lực trừ rầy sau 7 ngày phun và đạt mức độ cao ở 14 đến 21 ngày sau phun lần 2. Việc sử dụng nấm xanh Metarhizium anisopliae trừ nhóm rầy hại lúa giúp giảm số lần phun thuốc hoá học bảo vệ thực vật không cần thiết (2-3 lần/vụ), giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thiết lập cần bằng hệ sinh thái, từng bước xây dựng nền nông nghiệp sạch, bền vững, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

 Xin giới thiệu quy trình sản xuất nấm xanh tại nông hộ trừ rầy hại lúa để bà con nông dân có thể tiếp cận với một hướng đi mới trong sản xuất lúa theo hướng bền vững:

1. Nguyên liệu

Vật liệu dùng để sản xuất nấm xanh Metarhizium anisopliae trong điều kiện nông hộ bao gồm: gạo (hay tấm), bọc nylon (20x30cm), tủ cấy đơn giản, dây thun, kẹp, băng keo, bông gòn không thấm, vải mùng, nồi hấp khử trùng, cồn, đèn cồn, chất đốt và nguồn nấm cấp I.

2. Chuẩn bị vật liệu

- Gạo ngâm nước trước trong khoảng thời gian 1 giờ - 1 giờ 30 phút (tấm ngâm 40 phút). Vớt gạo ra để ráo và chia vào từng bọc nylon (500g/bọc).  

- Chuẩn bị các nắp gòn để đậy miệng bọc môi trường (có thể sử dụng ống nhựa với đường kính ống 34 và nhét bông gòn vào ống). 

3. Hấp khử trùng

Sau khi nước sôi, cho các bọc gạo vào nồi để hấp khử trùng trong 2 giờ. Sau đó, chuyển các bọc gạo ra ngoài và để nguội.

4. Chủng nấm nguồn vào môi trường

Sử dụng nguồn nấm xanh Metarhizium anisopliae cấp I do các cơ sở chuyên sản xuất nấm xanh cung cấp (hoặc có thể sử dụng các bọc nấm do nông dân tự cấy phát triển xanh tốt, không tạp nhiễm để cấy truyền), nấm nguồn được chia thành 6 phần, dùng dao nhỏ hay muỗng cà phê được mài nhỏ rạch nấm nguồn thành những miếng nhỏ, sau đó chủng một phần vào 1 bọc nilon có chứa môi trường

5. Cách sử dụng chế phẩm

Khi thấy meo nấm phát triển xanh đều (từ 7-14 ngày) có thể đem sử dụng. Hòa 1 bọc chế phẩm (500gr) cho 4 bình 16l, phun 2 công (tương đương 4 sào Trung bộ) (5 bọc/ha). Mỗi bình 16 lít nước cho thêm 5-10cc chất bám dính.

Khi phun nấm xanh cần lưu ý: Phun thật kỹ vào gốc lúa; phun vào buổi chiều mát, không phun thuốc khi trời chuyển mưa, bình xịt phải rửa sạch phân bón, hóa chất; Không nên hòa chế phẩm với các loại thuốc trừ bệnh khác và tuyệt đối không phun thuốc trừ bệnh có hoạt chất carbendazim.

Chọn thời điểm phù hợp để cấy nấm: Khi rầy vào đèn rộ (theo dõi bẫy đèn hoặc bản tin dự báo sâu bệnh của ngành Nông nghiệp) là lúc chuẩn bị cấy nấm. Khi nấm phát triển xanh cũng là lúc rầy nở rộ, phun thuốc lúc này rất phù hợp. Đợt 1 phun trừ rầy vào giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ; Đợt 2 phun trừ rầy vào giai đoạn lúa đòng - trổ.

Nguyễn Tuấn Lộc (Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng Khu 4)

tin mới

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.