Những làng quê "kiểu mẫu" ở Phủ Diễn

(Baonghean) - Phủ Diễn xưa, Diễn Châu nay là mảnh đất văn vật, giàu tiềm năng phát triển. Những năm qua, thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, nhiều làng quê đã thực sự chuyển mình, vẽ nên bức tranh với nhiều gam màu tươi tắn, sinh động...

Theo lời giới thiệu của cán bộ xã, tôi về xóm 16, xã Diễn Thịnh (Diễn Châu), nơi có 162 hộ sinh sống chủ yếu sống phụ thuộc vào nông nghiệp và nghề hàng xáo những lúc nông nhàn. Công việc nhà nông vất vả, bận bịu nhưng khi nói về hiệu quả của xây dựng NTM, ai cũng tấm tắc, bởi chỉ sau vài năm, bộ mặt nông thôn quê hương có nhiều đã có nhiều cái mới và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cả trong sinh hoạt lẫn sản xuất. Ông Phạm Văn Lương, Xóm trưởng xóm 16 dẫn chúng tôi một vòng quanh làng trên những con đường bê tông, nhựa phẳng lỳ, rộng rãi.
Ông bảo, lúc đầu đón nhận chủ trương làm NTM cũng lo lắng vô cùng, bà con có người chưa hiểu cũng bàn tán vào ra, cán bộ xóm, xã cứ lo xi măng nhận về không làm được đường. Nhưng rồi, cả hệ thống chính trị cấp xóm, cấp xã vào cuộc tuyên truyền, vận động. Khi người dân đã hiểu, đã thông thì phong trào mạnh vô cùng. Nhà nước hỗ trợ xi măng, mỗi hộ góp thêm 350 ngàn đồng và công lao động để làm đường. Hộ này nhìn hộ kia, tổ liên gia này nhìn tổ liên gia khác để làm tạo nên không khí thi đua rất phấn khởi. Bây giờ, gần như chiều dài đường nội thôn đã được bê tông, nhựa hóa rất khang trang, có nơi còn làm cả hệ thống thoát nước để chống úng ngập. Giao thông nội đồng cũng được quy hoạch, xây dựng quy củ sau khi dồn điền, đổi thửa. Trên toàn bộ diện tích sản xuất hơn 23 ha, trước đây mỗi hộ có đến 5 - 6 thửa nay chỉ còn 2 thửa. “Đường sá, ruộng vườn được quy hoạch, xây dựng khang trang, lợi ích thấy rõ nên nhân dân ai cũng phấn khởi”, ông Lương hào hứng nói.
 Ông Phạm Văn Lương, Xóm trưởng xóm 16 (xã Diễn Thịnh, Diễn Châu) trao đổi về kinh nghiệm vận động nhân dân xây dựng NTM.
Ông Phạm Văn Lương, Xóm trưởng xóm 16 (xã Diễn Thịnh, Diễn Châu) trao đổi về kinh nghiệm vận động nhân dân xây dựng NTM.
Diễn Thịnh có 22 xóm với hơn 13.000 ngàn nhân khẩu. Số lượng xóm nhiều, dân đông là trở lực nếu công tác tuyên truyền không hiệu quả; ngược lại đó là sức mạnh để xây dựng NTM nếu biết khơi dậy và phát huy nội lực của nhân dân. Vì vậy, ngay từ năm 2012, Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 02 về chỉ đạo xây dựng NTM. Một lộ trình cụ thể được vạch ra để tập trung đầu tư, xây dựng các nội dung những tiêu chí gần đạt, chưa đạt và cả tiêu chí đã đạt để tuyên truyền, vận động toàn hệ thống chính trị giữ vững. Giải pháp cốt lõi là công tác tuyên truyền, các đơn vị xóm, cá nhân có nhiều thành tích trong xây dựng NTM được phát qua hệ thống truyền thanh xã.
Vì vậy, vượt qua những trở ngại ban đầu, công cuộc xây dựng NTM ở Diễn Thịnh nhận được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân. Điều này thể hiện qua con số hơn 20 tỷ đồng nhân dân đóng góp bằng tiền và hiến đất để làm hoàn thiện tiêu chí về giao thông, vốn là một tiêu chí rất khó với nhiều địa phương. Những bước đi bài bản, đúng trọng tâm, trọng điểm đã đưa công cuộc xây dựng NTM ở Diễn Thịnh đạt được những bứt phá ngoạn mục và được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2014. Nhìn lại chặng đường đã qua, ông Cao Hiếu, Chủ tịch UBND xã Diễn Thịnh đúc rút: “Muốn thành công thì phải biết lấy sức dân để lo cho dân. Cấp ủy, chính quyền chỉ đề ra quy chuẩn và hướng dẫn để nhân dân tự thực hiện và tự giám sát. Đây vừa là kinh nghiệm, vừa là cách làm để Diễn Thịnh tiếp tục giữ vững, nâng cao hơn các tiêu chí NTM thời gian tiếp theo”.
Chia tay Diễn Thịnh, xuôi về xã Diễn Lộc (Diễn Châu) - địa phương đang đặt mục tiêu về đích NTM trong năm nay. Trên cánh đồng tháng 6 nóng đổ lửa, bà Hoàng Thị Liễu, xóm 14, xã Diễn Lộc cần cù chăm bón từng gốc dưa hấu. Nắng nóng kéo dài, nỗi lo lớn nhất của nhà nông là nước tưới cho cây trồng nhưng nhìn cánh đồng ở đây, nước được đưa vào tận chân ruộng mới thấu được niềm vui của những nhà nông như bà Liễu. Tay khoát nước cho từng gốc dưa hấu, bà phấn khởi nói: “Thực hiện xây dựng NTM, ruộng đồng được quy hoạch lại, hệ thống kênh mương cũng được nâng cấp cải tạo nên nguồn nước về đầy đủ”.
Nỗi lo nước tưới tiêu vơi đi ngần nào thì niềm hy vọng về một vụ mùa dưa hấu thành công lại dấy lên với nông dân Diễn Lộc. Xây dựng NTM, sau khi thực hiện thành công dồn điền, đổi thửa, xã đã triển khai xây dựng cánh đồng mẫu lớn trên diện tích 60 ha chuyên trồng lúa chất lượng cao và 30 ha trồng luân canh bầu, bí, dưa hấu. Như trường hợp nhà bà Liễu, mặc dù chỉ làm 1,2 sào dưa hấu nhưng sau 2 tháng đã cho thu nhập 4 -5 triệu đồng. “Thu nhập như vậy là cao nếu so với các loại cây trồng khác”, bà Liễu cho biết. Còn theo tính toán của xã Diễn Lộc, mỗi ha trồng màu sau khi cơ cấu lại cây trồng theo công thức trên cho thu nhập lãi ròng 160 triệu đồng/ha.
Những kết quả trên thể hiện rõ quan điểm nhất quán của cấp ủy, chính quyền địa phương khi bắt tay xây dựng NTM, đó là xã thuần nông phải đi lên từ nông nghiệp, sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ. Thu nhập nông dân tăng lên cũng là nền tảng cốt lõi, tạo sức bật khi thực hiện các tiêu khác trong xây dựng NTM ở Diễn Lộc. Ông Phạm Văn Hướng, Chủ tịch UBND xã Diễn Lộc cho biết: “Sau mấy năm thực hiện xây dựng NTM theo phương châm tiêu chí dễ làm trước, khó làm sau, xã đã đạt 19/19 tiêu chí trong xây dựng NTM. Hiện nay, chúng tôi đang làm hồ sơ để trình huyện thẩm tra và tỉnh thẩm định công nhận xã đạt chuẩn NTM trong năm 2015”.
Mô hình trồng bí cho năng suất cao của nông dân xã Diễn Lộc (Diễn Châu)
Mô hình trồng bí cho năng suất cao của nông dân xã Diễn Lộc (Diễn Châu).
Tùy thuộc vào đặc thù, mỗi địa phương ở Diễn Châu có một cách làm khác nhau nhưng tựu trung lại đó là biết khơi dậy và phát huy sức dân để hoàn thiện bộ tiêu chí NTM. Do đó, theo đánh giá của Ban Chỉ đạo xây dựng NTM Diễn Châu, sau 4 năm thực hiện chương trình, phong trào toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới được nhân dân đồng tình hưởng ứng, nhất là phong trào hiến đất, huy động nội lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng các mô hình kinh tế, chỉnh trang khu dân cư gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Nhân dân đã hiến hơn 393 ha đất, đóng góp 220 tỷ đồng, xây dựng gần 255 km giao thông nông thôn; hơn 133 km giao thông nội đồng, kiên cố 149 km kênh mương, đào đắp 2,65 triệu m3 đất và hàng vạn ngày công lao động. Vì vậy, số tiêu chí của các xã tăng mạnh, bình quân tăng 8,86 tiêu chí/xã so với năm 2010. Hiện nay, Diễn Châu đã có 5 xã đạt chuẩn NTM, 2 xã đạt 19/19 tiêu chí đang chờ công nhận, 1 xã đạt 18 tiêu chí, 5 xã đạt 17 tiêu chí. Ông Phan Xuân Vinh, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Diễn Châu cho biết: “Trên cơ sở những kết quả đạt được, huyện Diễn Châu tiếp tục chỉ đạo để củng cố các tiêu chí ở những địa phương đã về đích trong xây dựng NTM và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để đến năm 2020 có 30 xã (76,92%) đạt chuẩn NTM, từ đó đưa huyện đạt tiêu chí nông thôn mới”.
Những địa phương đã hoàn thành xây dựng NTM thực sự là những làng quê kiểu mẫu, để lại nhiều kinh nghiệm thực tiễn cho các địa phương khác nắm bắt, vận dụng phù hợp với điều kiện đặc thù của mình nhằm tiến nhanh, tiến chắc và cán đích khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, một chương trình có nhiều ý nghĩa và tác động rất lớn đến diện mạo của nông thôn Việt Nam trên con đường phát triển của đất nước.
Nhật Lệ

tin mới

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

Nhiều phương tiện 'vô tư' qua lại dù đường N5 kéo dài vẫn chưa thi công xong

(Baonghean.vn) - Đường N5 kéo dài kết nối với đường Hồ Chí Minh từ xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương lên huyện Tân Kỳ có chiều dài 15 km. Hiện nay, tuyến đường chưa hoàn thành để đưa vào sử dụng, dù đã cắm biển cấm nhưng các phương tiện vẫn “vô tư” đi vào, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh thẩm tra các nội dung, tiêu chí Huyện nông thôn mới tại Hưng Nguyên

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà huyện Hưng Nguyên đã đạt được trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo địa phương quyết liệt giải quyết các vấn đề còn tồn đọng để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Huyện nông thôn mới vào năm 2024.

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.