Nghị sĩ Mỹ kể về chuyến bay dài nhất đến Việt Nam của Obama

Hạ nghị sĩ Beto O'Rourke ấn tượng với sự chào đón nồng nhiệt mà người dân thành phố Hồ Chí Minh dành cho đoàn của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

nghi-si-my-ke-ve-chuyen-bay-dai-nhat-den-viet-nam-cua-obama

Tổng thống Mỹ Barack Obama tươi cười bắt tay, giao lưa người dân Hà Nội tối 23/5. Ảnh: Bá Đô

Ông O'Rourke là một trong những người tháp tùng Tổng thống Mỹ Obama trong chuyến thăm Việt Nam lần này. Trên trang Facebook cá nhân, ông cập nhật tương đối chi tiết về lịch trình làm việc ở Việt Nam cũng như những trải nghiệm thú vị mà ông có được.

"Chúng tôi khởi hành từ Căn cứ Không quân Andrews vào 13h30 ngày thứ 7. Bây giờ là 8h33 ngày thứ hai ở Hà Nội, Việt Nam, tôi đang ăn sáng tại nhà hàng của khách sạn với món trứng và mỳ. Cà phê ở đây khá ngon", ông O'Rourke viết.

Theo ông, được bay trên chuyên cơ Air Force One là một trải nghiệm vô cùng đặc biệt nhưng hành trình này thật sự rất dài. Cả đoàn phải mất 8 tiếng để tới Căn cứ Không Quân Elmendorf ở Alaska, 8 tiếng để đến Nhật Bản và thêm 6 tiếng nữa để tới Việt Nam.

Ông Obama "đã tiến đến phía cuối máy bay và nói với tôi cùng các đồng nghiệp, hạ nghị sĩ Joaquin Castro và thượng nghị sĩ Tom Carper, rằng đây là chuyến đi dài nhất mà ông từng trải qua từ khi làm tổng thống", ông O'Rourke chia sẻ.

O'Rourke cho hay đoàn cùng Tổng thống Mỹ đến Việt Nam khá đông, bao gồm các trợ lý và cố vấn, điển hình như Cố vấn An ninh Quốc gia Susan Rice hay Phó cố vấn An ninh Quốc gia Ben Rhodes, ngoài ra còn có đội ngũ báo chí, các chuyên gia phụ trách về thương mại, an ninh, bác sĩ, đầu bếp, tiếp viên...

"Chúng tôi ngồi tại một khu vực rất đẹp với hai bàn, 4 người một bàn. Bạn có thể gọi điện thoại ngay từ chỗ ngồi của mình", ông viết.

Hạ nghị sĩ O'Rourke nhớ ông còn gặp cả đầu bếp, người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng, Anthony Bourdain, tại quán bar trong khách sạn, nơi đoàn lưu trú ở Hà Nội. Ông Bourdain chính là người ngồi thưởng thức món bún chả cùng Tổng thống Obama tối hôm 23/5 tại một quán ăn trên phố Lê Văn Hưu.

"Tôi nói với ông ấy rằng tôi rất thích cuốn sách Kitchen Confidential của ông ấy và vừa thấy ông ấy xuất hiện trong bộ phim The Big Short mà tôi mới xem lúc ngồi trên máy bay", hạ nghị sĩ O'Rourke kể.

Ấn tượng về giao thông Việt Nam

nghi-si-my-ke-ve-chuyen-bay-dai-nhat-den-viet-nam-cua-obama-1

Hạ nghị sĩ Beto O'Rourke (ngoài cùng bên trái) thăm Nhà tù Hỏa Lò hôm 24/5. Ảnh: Facebook

Bên cạnh việc liệt kê những hoạt động ông tham gia, hạ nghị sĩ đôi lúc còn chia sẻ ấn tượng hay cảm nhận của ông về cuộc sống ở Việt Nam.

"Một điểm nổi bật của giao thông đường bộ tại Việt Nam mà tôi để ý là trên đường có rất nhiều xe máy, cả xe số lẫn xe ga...", ông O'Rourke viết. "Dường như chẳng có luật lệ giao thông gì cả, mọi người cứ thế tạt qua các làn xe khác nhau. Họ đi khi đèn xanh và họ vẫn đi khi đèn chuyển sang đỏ. Tôi nhìn thấy nhiều vụ suýt đâm nhau trực diện".

Đề cập đến công việc, ông O'Rourke cho biết Việt Nam và Mỹ đã có những "cuộc trao đổi thẳng thắn" về một số lĩnh vực song phương như thương mại, lao động, nhân quyền, môi trường, an ninh hay vấn đề tìm kiếm người Mỹ mất tích và tử trận trong chiến tranh.

Ông O'Rourke cũng có mặt trong cuộc họp báo chung giữa Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang với Tổng thống Mỹ Obama hôm 23/5 và tham dự quốc yến chiêu đãi diễn ra ngay sau đó.

"Rất rất nhiều món ăn dọn ra, chúng tôi còn được xem cả các nhạc công và vũ công biểu diễn nữa", ông O'Rourke cho hay.

Ông bày tỏ rằng "thật khó tin" khi mà hai quốc gia từng trải qua một cuộc chiến tranh khắc nghiệt và lâu dài hiện có thể xích lại gần nhau đến thế thông qua các thỏa thuận thương mại tự do hay trao đổi hàng chục nghìn sinh viên mỗi năm.

"Chúng ta giờ đây còn bán cho họ cả vũ khí", ông viết.

Hạ nghị sĩ kể chuyện ông đi dạo quanh phố cổ, ăn một bát phở ngon và hòa mình vào cuộc sống sôi động, náo nhiệt của Hà Nội, thành phố vừa kỷ niệm 1.000 năm lịch sử.

Thịnh tình của người dân TP HCM

Ngày 24/5, ông O'Rourke dậy sớm và chạy bộ quanh một hồ nhỏ gần khách sạn nơi ông ở. Ông bất ngờ khi chứng kiến cảnh tượng cả thành phố dường như đều dậy sớm và đổ ra đường để tập thể dục vào lúc 6h30 sáng.

"Người chạy, người đi bộ, người đi xe đạp, người lại đánh cầu lông. Có người thì tập dưỡng sinh, lắc vòng hay khiêu vũ. Họ cười nói và tận hưởng không khí ngoài trời", ông viết.

Hạ nghị sĩ O'Rourke sau đó tới Nhà tù Hỏa Lò, nơi các cựu binh Mỹ bị giam giữ khi xưa rồi tới Trung tâm Hội nghị Quốc gia để nghe bài diễn văn của Tổng thống Mỹ Obama trước người dân Việt Nam.

"Cả khán phòng chật kín, hơn 2.000 người, và bài phát biểu được đưa trực tiếp trên sóng truyền hình quốc gia. Tổng thống đã thể hiện sự tôn trọng sâu sắc mà ông dành cho người dân Việt Nam khi nhắc tới những nhân vật lịch sử và nổi tiếng qua một nghìn năm. Tổng thống nói về mối quan hệ gần gũi giữa hai nước thời quá khứ, trong đó có giai đoạn Thế chiến II, khi người Việt Nam cứu các phi công lái máy bay chiến đấu Mỹ bị bắn rơi", ông O'Rourke chia sẻ.

Tới thành phố Hồ Chí Minh, hạ nghị sĩ có lẽ cảm thấy ấn tượng hơn cả trước sự chào đón nồng nhiệt mà ông cũng như đoàn làm việc của Tổng thống Mỹ nhận được.

"Từ giây phút đoàn xe của chúng tôi rời sân bay cho đến khi tới khách sạn, rất nhiều người Việt Nam đã đứng kín hai bên đường, trên các vỉa hè để vẫy tay chào đón, tươi cười và bày tỏ niềm hân hoan, ngay cả với những hạ nghị sĩ từ Texas ngồi trên chiếc xe van đi sau xe limo của Tổng thống", ông chia sẻ. "Tình cảm mà họ dành cho nước Mỹ, cho Tổng thống Obama và người dân Mỹ thật quá lớn. Đội ngũ của Tổng thống nói với tôi rằng đó là những đám đông lớn nhất mà họ nhớ từng nhìn thấy".

nghi-si-my-ke-ve-chuyen-bay-dai-nhat-den-viet-nam-cua-obama-2

Người dân thành phố Hồ Chí Minh đứng bên đường chào đón Tổng thống Mỹ. Ảnh: Phước Tuấn

Theo VNE

tin mới

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.