Thi hài Lenin được bảo quản như thế nào?

Mỗi năm chi phí mà chính phủ Nga chi cho việc bảo quản thi hài lãnh tụ Lenin rơi vào khoảng gần 200.000 USD.

Thi hài hiện tại của lãnh tụ Lenin.
Thi hài hiện tại của lãnh tụ Lenin.

Đôi mắt nhằm nghiền, bộ râu được cắt tỉa gọn gàng, mặc bộ vest đen, hai bàn tay đặt trên đùi, yên bình nằm trong cỗ quan tài thủy tinh trong suốt, dường như ấn tượng đầu tiên mà nhiều người khi đến viếng thăm nhà lãnh tụ đầu tiên của Soviet, Vladimir Lenin, là ông đang say trong giấc ngủ.

Rất nhiều người cho rằng đó chỉ là tượng sáp thay thế thi thể của một người đã mất cách đây 92 năm. Nhưng có thể khằng định, đó chính là cơ thể của lãnh tụ Lenin, hay ít nhất một phần trong đó.

Với công tác bảo quản cẩn thận, ướp chất thường xuyên, các nhà khoa học tin rằng thi hài của lãnh tụ Lenin có thể được giữ nguyên vẹn hàng thế kỷ. 

Tháng trước, Cơ quan An ninh liên bang Nga (FGS) thông báo sẽ tiếp tục triển khai 'dự án y học và sinh học bảo quản thi thể của ngài Lenin' trong năm 2016. Ước tính chi phí cho dự án này lên tới 13 triệu ruble (tương đương 197.000 USD).

Khi nhà lãnh tụ vĩ đại nước Nga qua đời vào tháng 1/1924, không có ai dự tính sẽ bảo quản xác của ông lâu cho đến bây giờ. Sau lần khám nghiệm tử thi, thi hài của ông Lenin được tạm thời bảo quản bằng chất ướp xác để tránh tình trạng bị phân hủy, cho người dân có cơ hội được vào bày tỏ lòng biết ơn, tôn trọng với lãnh tụ quốc gia.
Trong vòng 4 ngày, thi hài của ông được đặt trong chiếc quan tài mở nắp tại Quảng trường Đỏ, thu hút được hơn 50.000 người từ khắp mọi nơi đến viếng. Khoảng thời gian đó, do nhiệt độ tại Moskva xuống thấp, cộng thêm có chất bảo quản nên 56 ngày sau khi lãnh tụ Lenin mất, thi hài vẫn giữ nguyên hiện trạng.  

Giới chức Liên Xô bắt đầu tính đến việc bảo quản thi hài Lenin. Lúc đầu việc giữ nguyên thi hài bằng chất ướp xác không được ủng hộ vì họ cho rằng chỉ cần đóng băng cơ thể. Song vào tháng 3/1924, hai nhà hóa học Vladimir Vorobyov và Boris Zbarsky đề xuất cần phải ướp xác, vì nếu chỉ có làm đông, việc phân hủy vẫn sẽ xảy ra.
Trong thực cảnh thời tiết ấm dần hơn, nhiệt độ tăng cao, chính phủ quyết định thử dùng chất ướp xác. Lúc đó, thi hài của lãnh tụ Lenin đã phần nào bị phá hủy, xuất hiện các đốm đen trên da. Với cường độ làm việc ngày đêm của các chuyên gia, thi hài của lãnh tụ Lenin đã được phục hồi và lần đầu tiên sau quá trình bảo quản, thi thể ông được đặt trong lăng ở Quảng trường Đỏ vào tháng 8/1924 để cho quan khách đến thăm.
Kể từ đó, có một nhóm các nhà khoa học chuyên phụ trách công việc này. Có thời điểm, “phòng thí nghiệm Lenin” huy động được khoảng 200 chuyên gia về làm cho dự án.
Hiện nay số người làm việc có giảm đi song công việc vẫn phải được giữ nguyên. Cứ cách vài ngày, nhóm nghiên cứu lại đến lăng để kiểm tra thi hài, điều chỉnh ánh sáng nhiệt độ thích hợp. Cứ sau 18 tháng, thi hài của lãnh tụ Lenin lại được đem xuống một phòng thí nghiệm bí mật xây bên dưới lăng để “ướp xác”.
Tại đây, các nhà khoa học rửa sạch thi thể, tiêm chất hóa học để bảo quản. Theo như tiết lộ của nhóm khoa học, cấu trúc xương, da và các mô trên cơ thể của ông được giữ lại, nhưng những bộ phận nội tạng bên trong và não đều đã được đưa ra ngoài. Hiện một phần não của ông đang được cất giữ cho quá trình nghiên cứu tại Trung tâm não bộ của viện khoa học Nga.
Theo Tin tức

tin mới

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.