Việt Nam-Hoa Kỳ: Chặng đường biến thù thành bạn

(Baonghean.vn) - Trước thềm chuyến thăm Việt Nam chính thức ba ngày của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (23/5 - 25/5), hãy cùng Báo Nghệ An nhìn lại chặng đường ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Trước khi trải qua 21 năm quan hệ với nhiều thành tựu hợp tác to lớn, Việt Nam và Hoa Kỳ đã trải qua quá trình đầy gian nan và nỗ lực để có thể chính thức bình thường hóa quan hệ vào năm 1995.

Ngày 30/4/1975 là ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến dài nhất và không được ủng hộ nhất trong lịch sử nước Mỹ, phải trả giá bằng sinh mạng của hơn 58.000 lính Mỹ. Hơn hai triệu binh lính và dân thường Việt Nam đã thiệt mạng trong cuộc chiến này.

 Khi chiến tranh gần kết thúc, khoảng 100 máy bay thuộc các lực lượng hải quân Mỹ  đã sơ tán khoảng 7000 người Mỹ và người dân miền Nam Việt Nam khỏi Sài Gòn chỉ trong vòng chưa đầy 24 giờ. Ảnh: CNN
Khi chiến tranh gần kết thúc, khoảng 100 máy bay thuộc các lực lượng hải quân Mỹ đã sơ tán khoảng 7000 người Mỹ và người dân miền Nam Việt Nam khỏi Sài Gòn chỉ trong vòng chưa đầy 24 giờ. Ảnh: CNN

Nhưng với sự lội dòng ngoạn mục, từ một quốc gia hậu chiến tranh đói nghèo và yếu thế về mọi mặt trong khu vực, giờ đây theo cách gọi của nhiều chuyên gia, Việt Nam có thể ví như nước Đức ở khu vực Đông Nam Á. Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình ổn định, với một nền kinh tế tăng trưởng vững chắc, đem lại cho mọi người dân chất lượng sống ngày càng cao hơn.

Những cảnh tượng trên không ai có thể nghĩ tới vào những năm sau chiến tranh. Khi đó, Việt Nam cấm công dân rời khỏi đất nước và bắt đầu nỗ lực thống nhất đất nước dưới lý tưởng cộng sản. Hàng trăm thậm chí hàng nghìn người bị giam giữ cầm tù. Theo Cao ủy LHQ về người tị nạn, hơn 755.000 người miền Nam đã lên thuyền chạy trốn khỏi đất nước.

Cho đến nay, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Thu nhập hàng năm tăng từ 100 USD năm 1986 lên 2.640 USD vào năm 2016-  thậm chí tại các thành phố lớn con số này còn cao hơn gần gấp đôi.

Năm 1992, Tổng thống George H.W Bush cho phép các công ty Hoa Kỳ có thể mở văn phòng đại diện tại Việt Nam và ký các hợp đồng sau khi lệnh cấm vận thương mại được bãi bỏ. Và đến năm 1994, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton thông báo quyết định bãi bỏ cấm vận thương mại đối với Việt Nam. Khi đó, các công ty Hoa Kỳ được phép thâm nhập thị trường Việt Nam và Việt Nam có cơ hội hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.

Cả hai nước đã đổ nhiều mồ hôi và nước mắt trong tiến trình hòa giải và bình thường hóa quan hệ. May mắn thay, vì lợi ích của lịch sử, lãnh đạo của hai nước đã không đánh mất tầm nhìn về lợi ích tiềm năng đạt được từ việc bình thường hóa quan hệ hoàn toàn. Đó là một ngày đặc biệt - ngày 11/7/1995 - khi việc thiết lập quan hệ ngoại giao được công bố tại Việt Nam và Đại sứ quán của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Hà Nội.

Tổng thống Barack Obama tại Đài Tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam tại Washington vào tháng 5/2012. Tấm bia màu đen này khắc tên của hơn 58.000 lính Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Getty.
Tổng thống Barack Obama tại Đài Tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam tại Washington vào tháng 5/2012. Tấm bia màu đen này khắc tên của hơn 58.000 lính Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Getty.
Ngày 22/5, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã bước lên Chuyên cơ Air Force 1, lên đường thực hiện chuyến thăm tới Việt Nam. Đây là một tín hiệu hết sức vui mừng khi Tổng thống Barack Obama, trong lịch làm việc dày đặc để giải quyết nhiều vấn đề quan trọng toàn cầu, đã dành thời gian thăm Việt Nam. 

Chuyến thăm này báo hiệu sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ trong việc tiếp tục củng cố quan hệ song phương giữa hai nước. Chuyến thăm của ông Obama được thực hiện gần một năm sau chuyến thăm tới Hoa Kỳ của nhà lãnh đạo Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Việt Nam lần này, nhiều người kỳ vọng lệnh cấm vận vũ khí mà Mỹ áp đặt lên Việt Nam nhiều thập kỷ qua sẽ sớm được dỡ bỏ, do chính quyền của Tổng thống Obama mong muốn duy trì sự hiện diện của mình trong khu vực trước những động thái ngày càng khiêu khích từ phía Trung Quốc, qua đó kiềm chế sự bành trướng quyền lực hàng hải của Trung Quốc trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Như vậy có thể nói, chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Việt Nam lần này là một tín hiệu cho thấy sự sẵn sàng của Hoa Kỳ trong việc viết lên trang mới trong mối quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ. Đây cũng là một phần trong chiến lược tham vọng xoay trục, tái cân bằng của Hoa Kỳ đối với châu Á Thái Bình Dương./.
Lan Hạ
(Theo CNN)

tin mới

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân